Thursday, May 28, 2015

Ông Trần Đình Bá: ‘Bộ Giao thông vận tải từng mời đích danh tôi là tiến sĩ’


Ông Trần Đình Bá cho rằng: “Cái này Bộ GTVT tự trả lời mới đúng! Bộ GTVT có 1.000 giáo sư, tiến sỹ, đã phải kêu gọi hiến kế và tôi đã hiến kế cho Bộ GTVT bằng tư duy tiến sỹ và Luận án tiến sỹ, công trình khoa học đặc biệt được tặng giải thưởng quốc gia về hiến kế thì họ còn thắc mắc gì nữa?
Luận án tiến sỹ “Giải pháp mở rộng hiện đại đường sắt quốc gia 1.435” là luận án xuất sắc nhất đã lấy lại danh dự cho 300 tiến sĩ đường sắt và 1.000 giáo sư, tiến sĩ Bộ GTVT thì Bộ GTVT còn đòi hỏi gì nữa?".
Văn bản của Bộ Giao thông, do Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu ký, cho biết ở hội thảo về Cảng hàng không quốc tế Long Thành do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức ngày 12/12/2014 tại TP HCM, ông Trần Đình Bá tham dự và xưng danh học vị tiến sĩ hàng không (Đại học Hàng không Riga).
Tuy nhiên, ông Lương Hoài Nam, tiến sĩ chuyên ngành hàng không tại Đại học Hàng không Riga (Liên Xô cũ), khẳng định ông Trần Đình Bá không có học vị này và đặt nghi vấn về việc ông Trần Đình Bá mạo danh tiến sĩ.
Ông Mai Trọng Tuấn, một cựu phi công của ngành hàng không, vào ngày 24/8/2014 có gửi thư đến Bộ trưởng Giao thông, cũng đã khẳng định ông Trần Đình Bá không phải là tiến sĩ.
Ông Trần Đình Bá (Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam) từng đóng góp ý kiến về đường bay vàng Hà Nội-TP Hồ Chí Minh, thách cược 5 triệu USD với lãnh đạo Bộ Giao thông về dự án nâng cấp khổ đường sắt hiện tại để rút ngắn thời gian chạy tuyến Bắc - Nam.
Trao đổi với báo chí ngày 28-5, tuy không trả lời trực tiếp nhiều câu hỏi, song có một sự thật là ông Lương Hoài Nam và Mai Trọng Tuấn đã đúng khi khẳng định ông Trần Đình Bá không có học vị tiến sĩ.
Nội dung trả lời báo chí tiếp sau đây cũng cho thấy khả năng ông Trần Đình Bá dường như chưa từng làm luận án tiến sĩ, vì ông Bá cho biết đề tài luận văn của ông là do… Thủ tướng chỉ đạo. Khi hoàn tất luận văn cho xét học vị tiến sĩ, ông đã trình luận văn này lên… Bộ Chính trị.
Ông còn nói: “Bộ Giao thông vận tải chưa chịu cấp bằng nhưng đã thừa nhận rồi!”.
Ông Trần Đình Bá được đào tạo ở “mái trường xã hội chủ nghĩa” tại miền Bắc trước tháng 4-1975.
Các nội dung thông tin sau đây khá sốc và… phẫn nộ.
Trước thông tin Bộ Giao thông vận tải có văn bản đề nghị cơ quan chức năng thẩm tra lại học vị của ông Trần Đình Bá, trao đổi với báo chí sáng 28-5, ông Bá cho biết bản thân ông chưa có học vị tiến sĩ, mà học vị đó xuất phát từ luận án tiến sĩ đặc biệt liên quan đến hiện đại hóa đường sắt mà ông từng hiến kế.
Ông Bá nói: "Học vị của tôi buộc Bộ Giao thông vận tải phải thừa nhận. Thủ tướng từng chỉ đạo về luận án tiến sĩ của tôi. Bộ Giao thông vận tải từng có giấy mời đích danh tiến sĩ Trần Đình Bá ra Hà Nội giảng bài cơ mà".
* Vậy thông tin ông giới thiệu mình từng học ở Đại học Hàng không Riga (Liên Xô cũ) là như thế nào?
- Tôi từng nghiên cứu thực tế ở Đại học Hàng không Riga nhưng học vị của tôi là ở bên bách khoa gồm chuyên ngành. Cái đó không quan trọng trong lúc này.
* Ông học gì ở Đại học Riga?
- Tôi nghiên cứu về công trình.
* Ông học ở Riga năm nào?
- Tôi học sau ở Riga vào năm 1988 - 1989. Tôi nghiên cứu thực tế ở đó.
* Vậy ông lấy bằng tiến sĩ ở Riga?
- Tôi làm luận án tiến sĩ về hiện đại hóa, mở rộng đường sắt sau khi 1.000 tiến sĩ của Bộ Giao thông vận tải bó tay, không đưa ra được giải pháp.
* Vậy luận án tiến sĩ sau này mới có?
- Đúng rồi. Sau này mới có.
* Nhưng ông có được cấp bằng tiến sĩ không?
- Bằng không có. Nhưng Bộ Giao thông vận tải đã thừa nhận và mời tôi tới giảng bài rồi.
* Ý tôi muốn hỏi là học vị tiến sĩ của ông có được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp hay không, hay chỉ là Bộ Giao thông vận tải kêu vậy thôi?
- Bộ Giao thông vận tải thừa nhận vậy thôi. Họ còn mời đích danh tiến sĩ khi mời tôi đi họp.
* Như vậy là học vị tiến sĩ của ông có từ sau việc thách đố 1.000 tiến sĩ về đường sắt chứ không phải ông được cấp?
- Đúng rồi.
* Trước đề nghị thẩm tra học vị tiến sĩ của ông, vậy giờ làm sao ông chứng minh học vị tiến sĩ của mình?
- Bộ Giao thông vận tải đã mời tôi đích danh tiến sĩ rồi. Họ không phản ứng gì cả. Bộ Giao thông vận tải đã yếu kém và mời tôi góp ý rồi. Luận án tiến sĩ của tôi đã được gửi lên Bộ Chính trị và được áp dụng cho dự án mở rộng đường sắt khổ 1,435 m.
* Như vậy thì học vị tiến sĩ của ông là do Bộ Giao thông vận tải nói và ông hiểu đó là tiến sĩ?
- Bộ Giao thông vận tải chưa chịu cấp bằng nhưng đã thừa nhận rồi. Tại sao Bộ Giao thông vận tải lại mời đích danh tiến sĩ Trần Đình Bá? Đó là lỗi của họ.
* Nhưng có thể Bộ Giao thông vận tải hiểu lầm ông là tiến sĩ?
- Không có hiểu lầm gì cả. Luận án đó do chỉ đạo của Thủ tướng.
* Vấn đề là việc cấp bằng tiến sĩ là của Bộ Giáo dục và Đào tạo chứ không phải của Bộ Giao thông vận tải?
- Đây là luận án đặc biệt về mở rộng đường sắt nên phải có sự nghiệm thu từ phía Bộ Giao thông vận tải. Mà Bộ Giao thông vận tải họ quê không chịu cấp bằng và nghiệm thu luận án tiến sĩ của tôi.
* Vậy luận án của ông có được gửi cho Bộ Giáo dục và Đào tạo không?
- Tôi có gửi hết. Gửi cho cả Thủ tướng và Thủ tướng gửi chỉ đạo các bộ.
* Cảm ơn ông!

====================

Trước thông tin Bộ Giao thông vận tải có văn bản đề nghị cơ quan chức năng thẩm tra lại học vị của ông Trần Đình Bá, trao đổi với Thanh Niên Online sáng 28.5, ông Bá cho biết bản thân ông chưa có học vị tiến sĩ mà học vị đó xuất phát từ luận án tiến sĩ đặc biệt liên quan đến hiện đại hóa đường sắt mà ông từng hiến kế.

Ông Bá nói: "Học vị của tôi buộc Bộ Giao thông vận tải phải thừa nhận. Thủ tướng từng chỉ đạo về luận án tiến sĩ của tôi. Bộ Giao thông vận tải từng có giấy mời đích danh tiến sĩ Trần Đình Bá ra Hà Nội giảng bài cơ mà".
* Vậy thông tin ông giới thiệu mình từng học ở Đại học Hàng không Riga (Liên Xô cũ) là như thế nào?
- Tôi từng nghiên cứu thực tế ở Đại học Hàng không Riga nhưng học vị của tôi là ở bên bách khoa gồm chuyên ngành. Cái đó không quan trọng trong lúc này.
* Ông học gì ở Đại học Riga?
- Tôi nghiên cứu về công trình.
* Ông học ở Riga năm nào?
- Tôi học sau ở Riga vào năm 1988 - 1989. Tôi nghiên cứu thực tế ở đó.
* Vậy ông lấy bằng tiến sĩ ở Riga?
- Tôi làm luận án tiến sĩ về hiện đại hóa, mở rộng đường sắt sau khi 1.000 tiến sĩ của Bộ Giao thông vận tải bó tay, không đưa ra được giải pháp.
* Vậy luận án tiến sĩ sau này mới có?
- Đúng rồi. Sau này mới có.
* Nhưng ông có được cấp bằng tiến sĩ không?
- Bằng không có. Nhưng Bộ Giao thông vận tải đã thừa nhận và mời tôi tới giảng bài rồi.
* Ý tôi muốn hỏi là học vị tiến sĩ của ông có được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp hay không, hay chỉ là Bộ Giao thông vận tải kêu vậy thôi?
- Bộ Giao thông vận tải thừa nhận vậy thôi. Họ còn mời đích danh tiến sĩ khi mời tôi đi họp.
* Như vậy là học vị tiến sĩ của ông có từ sau việc thách đố 1.000 tiến sĩ về đường sắt chứ không phải ông được cấp?
- Đúng rồi.
* Trước đề nghị thẩm tra học vị tiến sĩ của ông, vậy giờ làm sao ông chứng minh học vị tiến sĩ của mình?
- Bộ Giao thông vận tải đã mời tôi đích danh tiến sĩ rồi. Họ không phản ứng gì cả. Bộ Giao thông vận tải đã yếu kém và mời tôi góp ý rồi. Luận án tiến sĩ của tôi đã được gửi lên Bộ Chính trị và được áp dụng cho dự án mở rộng đường sắt khổ 1,435 m.
* Như vậy thì học vị tiến sĩ của ông là do Bộ Giao thông vận tải nói và ông hiểu đó là tiến sĩ?
- Bộ Giao thông vận tải chưa chịu cấp bằng nhưng đã thừa nhận rồi. Tại sao Bộ Giao thông vận tải lại mời đích danh tiến sĩ Trần Đình Bá? Đó là lỗi của họ.
* Nhưng có thể Bộ Giao thông vận tải hiểu lầm ông là tiến sĩ?
- Không có hiểu lầm gì cả. Luận án đó do chỉ đạo của Thủ tướng.
* Vấn đề là việc cấp bằng tiến sĩ là của Bộ Giáo dục và Đào tạo chứ không phải của Bộ Giao thông vận tải?
- Đây là luận án đặc biệt về mở rộng đường sắt nên phải có sự nghiệm thu từ phía Bộ Giao thông vận tải. Mà Bộ Giao thông vận tải họ quê không chịu cấp bằng và nghiệm thu luận án tiến sĩ của tôi.
* Vậy luận án của ông có được gửi cho Bộ Giáo dục và Đào tạo không?
- Tôi có gửi hết. Gửi cho cả Thủ tướng và Thủ tướng gửi chỉ đạo các bộ.
* Cảm ơn ông!

Wednesday, May 27, 2015

Á khôi Lại Thu Trang – Nghi vấn quan hệ tình dục "trái pháp luật"



Đoạt giải Á khôi của trường Sân khấu điện ảnh, gương mặt xinh, nụ cười tỏa nắng cô sinh viên Lại Thu Trang được xem là “ngọc nữ” tương lại của ngành điện ảnh Việt.
Nhận được khá nhiều kịch bản phim, nhưng người đẹp Lại Thu Trang khéo khéo từ chối để không mất lòng các bậc tiền bối vì cô thừa biết rằng: đó là cơ hội vàng cho những diễn viên trẻ như cô nhưng một khi cảm thấy chưa đủ sức thì không dám cố…
Lại Thu Trang chia sẻ: Thu Trang là người cầu toàn, cái gì mình thấy vẫn chưa đủ tự tịn thì sẽ không làm, với điện ảnh là ngành mình theo đuổi và nuôi đam mê thì cần phải thận trọng và chín chắn hơn. Thu Trang sẽ còn học hỏi và tích lũy thêm kinh nghiệm để chuẩn bị cho hành trang lập nghiệp của mình. Thời gian rảnh, Lại Thu Trang nhận lời chụp  quảng cáo thời trang cho các thương hiệu để trải nghiệm diễn xuất trước ống kính… Mời bạn chiêm ngưỡng vẻ đẹp rạng rỡ, nụ cười duyên và làn da trắng không tì vết, Lại Thu Trang đẹp cuốn hút mọi ánh nhìn qua bộ ảnh mới mà cô vừa thực hiện.




 Tối 25-5-2015, tại phòng 817 của khách sạn Hạ Long Plaza, Lại Thu Trang bị tạm giữ hành chính với nghi vấn quan hệ tình dục "trái pháp luật".

Tuesday, May 5, 2015

CHỤP ẢNH CÔNG KHAI THÌ KHÔNG THỂ LÀ BÍ MẬT


Ngày 3-5-2015, bà Nguyễn Lương Hồng, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ tỉnh Nghệ An, đã gửi đơn ủy quyền đến văn phòng Luật sư Trọng Hải và các cộng sự để được bảo vệ.

“Tôi viết đơn này kính đề nghị văn phòng luật sư Trọng Hải và các cộng sự cử luật sư để đại diện làm việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, bí mật hình ảnh, bí mật về đời tư, bí mật công vụ trong chuyến đi công tác tại đất nước Nê pan từ ngày 18-25/4/2015”.

 Hai tấm ảnh, dưới tên chung là Nepal Earthquake (Động đất Nepal) đã lần lượt được chú thích: "Other tourists" (Những du khách khác) và "A member of Redcross Vietnam" (Một thành viên Hội Chữ thập đỏ Việt Nam). Trong đó, từ Redcross được thể hiện bằng màu đỏ.

Và chú thích cho hai hình ảnh đối nghịch đó, 9gag viết: "Then she took the first flight back to Vietnam without helping anymore" (Sau đó bà ta bắt chuyến bay đầu tiên trở về Việt Nam mà không giúp đỡ gì thêm).

Tấm hình được đăng trên trang mạng nước ngoài và dòng thông tin dưới bức ảnh hoàn toàn đúng sự thật. Như vậy, về nguyên tắc, bà Hồng không bị “dựng chuyện”, không bị “vu khống” về hành vi mà bà Hồng đã không có làm.

Cảm giác chung của nhiều người xem tấm ảnh này là, “người trong ảnh sao lại có thể nở “nụ cười dã man” ấy giữa những đau thương, mất mát gây ra bởi trận động đất kinh hoàng lên đến 7,8 độ Richter, cướp đi gần 8.000 mạng người dân Nepal?”.

Là một cán bộ chữ thập đỏ của Việt Nam được cử sang công tác tại Nepal, ở đây xét “trách nhiệm công vụ”, thì “nụ cười dã man” ấy làm xấu xí hình ảnh của Việt Nam. Do vậy, “quyền và lợi ích hợp pháp” của bà Hồng trong tấm ảnh này, cần được xem xét trách nhiệm pháp lý tương ứng.