Địa điểm tiếp công dân Thanh tra Bộ Công an lúc 10h 20': ngăn barrier không tiếp dân:
_____________________
Tin từ Fber Mai Dũng:
"Trước sự đấu tranh kiên quyết và liên tục biểu tình của bà con nông dân Dương nội sáng hôm nay, Bộ Công an đã phải đồng ý tiếp đại diện bà con.
Đề nghị mọi người chú ý theo dõi ủng hộ, chia sẻ thông tin, không để xẩy ra tình trạng lại có người "tự tử, treo cổ" trong đồn công an nữa."
Buổi chiều: "Chiều nay 29/4 Dân oan Dương Nội biểu tình khắp phố phường và đến báo Tiền Phong để phản đối chính quyền bắt dân oan Dương Nội trong vụ cưỡng chế ngày 25/4":
Sau trận cưỡng chế ở Dương Nội, bà con đã có mặt ở Bộ Công an số 1 Nguyễn Thượng Hiền Hà nội biểu tình đòi chính quyền trả tự do cho 5 người bị công an vô cớ bắt giữ.
Bà con cũng đã tới trung tâm biểu tình quen thuộc là Bờ Hồ, rồi sau đó đến trụ sở TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - 46 Tràng Thi, mặc dù biết rõ nơi này chỉ là chỗ bày cây cảnh:
Nguồn tin và ảnh: Gio Lan man - Chinh Minh - Mai Duong
Lẽ ra, chúng ta không nên bỏ phiếu bầu chọn cho một bà Bộ trưởng Bộ Y tế, chỉ biết chắp tay sau lưng, đến dòm dòm cháu bé bị bệnh.
Bệnh sởi bùng phát ở Hà Nội, và đã thành dịch, với số trẻ yểu mệnh cao chưa từng thấy: Số tử vong liên quan đến sởi là 54, trong đó có 14 ca tử vong trực tiếp do sởi (với 4 trẻ dưới 9 tháng tuổi).
Ấy vậy mà Bộ trưởng Bộ Y tế vẫn lấp liếm cho lý do không công bố dịch là vì sợ “gây xáo trộn sinh hoạt, hoang mang…”.
Nhưng có lẽ lý do thuyết phục hơn cả là bà trót công bố kế hoạch thanh toán bệnh sởi vào năm 2012, nay nếu công bố có dịch, thế hóa ra lại “tự nhận mình là… không hoàn thành kế hoạch ư”.
Vì sự che giấu này mà Hà Nội đối phó với dịch bệnh một cách bị động và lúng túng.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đi thị sát bệnh nhân sởi.
Phải rất đáng biểu dương các bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Bạch Mai đã phải gồng mình lên làm việc hết sức mình hơn một tháng nay. Có người cả tuần không về nhà; có người mấy ngày liền chỉ húp vội bát mì tôm… Và họ khóc uất ức, khóc vì bất lực khi thấy các cháu bé nối nhau ra đi.
Rồi ở nhiều tỉnh, thành phố khác cũng có bệnh sởi. Nhưng, như ở TP Hồ Chí Minh, do các bệnh viện, có tầm nhìn xa – ngay khi chỉ mới có dăm bệnh nhân đến, là bệnh viện Nhi đồng TP đã nghĩ ngay đến “dịch”, và có những ứng phó rất bài bản, cho nên không để xảy ra hậu quả xấu.
Bây giờ, hàng chục trẻ nhỏ đã mất, người ta mới đặt ra những câu hỏi “lẽ ra”.
Lẽ ra phải tổ chức phân tuyến ngay từ đầu để giảm tải?
Lẽ ra phải báo cáo lên… Lẽ ra thế nọ, lẽ ra thế kia…?
Quá đau lòng trước mất mát, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã phải kêu lên, khi đi thăm bệnh viện Đống Đa: “Nhưng chúng ta cứ lúng túng trong việc có công bố dịch không, công bố thì thế nào, không công bố thì thế nào? Điều kiện công bố dịch, công bố thế nào do cơ quan chuyên môn đánh giá nhưng dù có công bố hay không và dù có nói với ngôn ngữ gì thì tình hình dịch cũng là nghiêm trọng, ứng phó với dịch phải tương xứng… Trước đây chúng ta công bố, gọi một số bệnh là dịch nhưng số chết có nhiều như thế này đâu? Philippines cũng có dịch nhưng số chết thì ít hơn ta”.
Xâu chuỗi lại tất cả sự việc, thực ra, chỉ cần giải quyết một vấn đề và cũng có thể nó bằng câu“lẽ ra”.
Vâng, lẽ ra, chúng ta không nên bỏ phiếu bầu chọn cho một bà Bộ trưởng Bộ Y tế, chỉ biết chắp tay sau lưng, đến dòm dòm cháu bé bị bệnh.
Như Thổ
* Ý kiến phản hồi:
Lam Anh: "Bộ trưởng đi thăm các cháu bé mà chắp tay dòm dòm như đi xem triển lãm thế kia???"
Vân: "Thì ra Bộ trưởng Tiến sợ mất thành tích"
Nguyễn Sự: "Văn hóa từ chức vốn phổ biến ở nhiều nước. Một Bộ trưởng Y tế hoàn toàn có thể từ chức sau khi có nhiều bệnh nhân qua đời. Trong quan niệm của họ, đó là trách nhiệm trực tiếp của mình".
Đỗ Văn Sơn: “Nếu được đừng bao giờ bắt tôi phải nhìn thấy bà Bộ trưởng này”
Cung Danh: “Bà Bộ trưởng này mà từ chức, tôi chết liền…!”
Xich Lo: "Bộ trưởng Tiến có thể là nhà khoa học giỏi, nhưng chắc chắn không phải là một Tư lệnh giỏi, người mà nhân dân cần cho vị trí Bộ trưởng".
Vạn Ý: "Bức xúc quá, chúng ta phải làm gì bây giờ. Hết lần này đến lần khác, nhìn các em bé mà xót xa quá!"
Dân Thường: “Đừng vì cá nhân, đừng sĩ diện, đừng ham lợi danh nữa. Xin bà Bộ trưởng hãy Từ Chức".
Tính đến nay, số ca tử vong vì sởi, chỉ riêng ba bệnh viện lớn ở Hà Nội đã là 108 trẻ, không phải 25 trẻ như Bộ Y tế công bố. Cùng điểm lại những phát ngôn "lịch sử" của ngành y trong các vụ việc nổi cộm thời gian qua.
Dịch sởi bùng nổ ở các bệnh viện Trung ương suốt tháng qua gây hoang mang cho người dân. Song, tại các cuộc họp, lãnh đạo Bộ Y tế cam đoan, các ca mắc sởi đã giảm xuống mức thấp, chỉ còn 25 ca/tuần (trong khi thời gian cao điểm tháng 2-2014 có đến 300 ca mắc/tuần). Chỉ đến khi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đi thị sát, mới có con số thật về trẻ tử vong do sởi và biến chứng sau sởi: chỉ riêng ba bệnh viện lớn ở Hà Nội là 108 trẻ, không phải 25 trẻ như Bộ Y tế nói. Đứng trước các thông tin này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định Bộ Y tế không giấu dịch.
Cùng điểm lại những phát ngôn "lịch sử" của ngành y trong các vụ việc nổi cộm thời gian qua.
Tả hay "tiêu chảy cấp nguy hiểm"
Năm 2008, khi dịch tả bùng phát và có nhiều người tử vong, các quan chức y tế vẫn cho rằng phải gọi bệnh danh là "tiêu chảy cấp nguy hiểm". Giải thích cách định danh này, Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn trong một trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Người Lao Động nói: "Cụm từ tiêu chảy cấp nguy hiểm không chỉ được dùng riêng ở VN. Khi chúng ta nói là dịch tiêu chảy cấp trong đó có nguyên nhân từ phẩy khuẩn tả là bởi không phải 100% bệnh nhân tiêu chảy cấp đều do tả mà còn do nguyên nhân khác".
Nhưng giới y khoa và dịch tễ học thì cho rằng bệnh danh chính xác là "bệnh tả". TS Nguyễn Trần Hiển (Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương) và GS Nguyễn Lân Dũng đều đề nghị nên thẳng thắn gọi chính xác tên bệnh: Tả thay vì "tiêu chảy cấp nguy hiểm".
Dịch sởi biến chứng nguy hiểm đang khiến các bệnh viện lớn quá tải.
Bệnh viện Hoài Đức: Thanh tra y tế đến là họ đưa vở sạch chữ đẹp ra
Bày tỏ bằng sự đau lòng và chia sẻ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói "ăn gian cũng không ai hình dung được". Tuy nhiên, bà giải thích trong Luật Tiêm chủng đã có quy định trách nhiệm cụ thể từ Chính phủ, Bộ Y tế, các địa phương và cả bệnh viện. Trong vụ Hoài Đức thì đã có thông tư 01 quy định rất rõ, "người cố tình làm sai chỉ có nội bộ mới biết, chứ thanh tra thì chịu. Thanh tra đến là họ đưa vở sạch chữ đẹp ra" - bà Tiến phân trần. Bà Tiến cũng tiết lộ: Sau khi vụ Hoài Đức bị phát hiện, bà đã ký quyết định khen thưởng cho người phát hiện ngay, nhưng phía công an lại nhắc chúng tôi khoan đã, vì còn nhiều vấn đề. (Lao động 26/09/2013)
Ba trẻ tử vong ở Quảng Trị: Lỗi của vắc xin thì xử vắc xin
Bộ trưởng cũng cho biết, trong chuyến công tác, bà đã chỉ đạo đoàn công tác của Bộ Y tế tìm nguyên nhân, khắc phục hậu quả. Cùng với đó, bà và lãnh đạo chính quyền địa phương, Sở Y tế Quảng Trị... họp thống nhất các phương án khắc phục.
"Sẽ không có bao che, mà công khai, minh bạch nguyên nhân. Trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc-xin thì xử vắc-xin; lỗi do người tiêm, xử người tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật..", nữ Bộ trưởng nói (Người lao động 24/07/2013)
Chụp ảnh bác sĩ nhận phong bì gửi cho tôi
Công cuộc chống tệ nạn phong bì như cuộc đấu tranh thiện - ác lâu dài, không thể một sớm một chiều. Đội ngũ cán bộ, bác sĩ ngành y vì hình ảnh, danh dự của nghề nghiệp mà thay đổi hành vi, không nhận phong bì. Cử tri, nhân dân cả nước cương quyết không đưa phong bì cho cán bộ, bác sĩ, thậm chí tham gia giám sát, phát hiện, chụp ảnh, ghi tên cán bộ y tế nhận phong bì gửi trực tiếp cho bộ trưởng và giám đốc bệnh viện để xử lý. Với nỗ lực của cả từ hai phía, trong tương lai, hình ảnh y đức sẽ tốt lên. (VietNamNet, 15/11/2013).
Nhận phong bì là "tấm lòng của người bệnh"
"Cấm cán bộ y tế nhận phong bì, quà cáp trước và trong quá trình điều trị nhưng không cấm bác sĩ nhận quà sau điều trị, vì đó là tấm lòng của người bệnh...".
"Trong miền Nam, bệnh nhân đưa phong bì cho bác sĩ sau khi đã được điều trị khỏi và nói "nếu bác sĩ không nhận quà thì bệnh của tôi không khỏi được. Quà này là quà nghĩa tình", Bộ trưởng giải thích. (Đất Việt 30/12/2013)
Tôi đâu có cho phép nhận phong bì sau điều trị
Trả lời chất vấn ĐBQH Đặng Thuần Phong, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói: "Tôi đâu có cho phép nhận phong bì sau điều trị"!
Về băn khoăn chất lượng dịch vụ y tế chưa tương xứng với viện phí sau điều chỉnh, bà Tiến cho biết: "Chưa tương xứng ở thời điểm mới điều chỉnh, còn nay đã có nhiều đổi mới rồi. Tuy nhiên điều này không thể một sớm một chiều, vì đặt một cái giường có khi phải mất cả tháng!" (Tuổi Trẻ 19/04/2013)
Quá nhiều vụ việc chấn động dư luận đã xảy ra trong ngành Y tế thời gian gần đây
Tăng viện phí làthành tựu y tế
Ngày 4.1, PGS-TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký quyết định công bố 10 thành tựu tiêu biểu của ngành y tế năm 2012. Theo đó, việc tăng giá một số dịch vụ y tế là một trong những thành tựu hàng đầu. Tiếp đó, dù "bệnh lạ" viêm dày sừng bàn chân, bàn tay ở Quảng Ngãi chưa tìm ra căn nguyên rõ ràng nhưng đã thành công trong việc khống chế (Dân Việt 05/01/2013)
Nên có tem cá sạch
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, kêu gọi người tiêu dùng thông thái nhưng ra chợ thì làm sao biết được thịt, cá, thực phẩm nào là sạch. "Có tem rau sạch rồi thì nên có tem thịt bò sạch, tem cá sạch, gà sạch. Muốn người tiêu dùng thông thái thì nhà quản lý phải lo cho dân" - bà Tiến yêu cầu. (Tuổi trẻ 06/01/2013)
Rèn y đức mình ngành Y không làm được
Để ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện tiêu cực, Bộ trưởng cho biết đã và đang triển khai nhiều nội dung song bà cũng lưu ý nhân cách con người được hình thành, nuôi dưỡng, phát triển và chịu ảnh hưởng của gia đình, trường học và toàn xã hội.
"Việc giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ thầy thuốc là việc làm thường xuyên của ngành. Tuy nhiên, sự đơn độc của ngành y tế trong việc giáo dục và nâng cao y đức sẽ không thể xây dựng một đội ngũ cán bộ thầy thuốc giỏi y thuật, sáng về y đức", Bộ trưởng nói (Tuổi trẻ 31/12/2013)
Không đưa phong bì mà đưa tiền nhét vào túi
"Chuyện cán bộ y tế nhận phong bì từ tay bệnh nhân là không được phép. Nhưng ở đâu đó, do quá tải, do chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng, nên người nhà bệnh nhân mong muốn được khá trước, được khám kỹ hơn thì bệnh nhân có đưa tiền. Theo chúng tôi quan sát thì không phải là đưa phong bì mà là đưa tiền nhét vào túi. Nhưng là điều dưỡng, người thay băng" (Tuổi trẻ 31/12/2013)
2012:
Khám bảo hiểm y tế sao khổ thế!
Nhắc đến những nhiêu khê trong việc khám chữa bệnh BHYT, bà Bộ trưởng tỏ rõ sự bực bội: "Khám bảo hiểm y tế từ 5 giờ sáng đến 11 giờ trưa vẫn chưa khám bệnh cho người già, không thể để như thế được. Từ lúc đi khám đến lúc trả tiền rồi chờ nhận kết quả xét nghiệm cho đến ra lấy thuốc... sao mà nó khổ thế cơ chứ. Một giường bệnh từ 2 - 3 bệnh nhân nằm, tôi lúc nào cũng bức xúc về chuyện này." (Dân trí 14/08/2012)
Cứ vào bệnh viện là thấy buồn
"Cách đây 5, 10 năm cho đến gần đây, sao bệnh viện của mình không thể xanh sạch đẹp, khoa khám bệnh chật chội? Bệnh nhân phải chờ 6-10 tiếng mới đến lượt khám bệnh, công nghệ thông tin ứng dụng không đồng bộ. Cứ ra các nước bên cạnh như Thái Lan, Singapore thấy bệnh viện của họ xanh, sạch đẹp ngăn nắp, nhưng bệnh viện nước mình thì không.
Cái này phụ thuộc rất nhiều vào các đồng chí lãnh đạo bệnh viện. Vào đến bệnh viện thì khổ sở, nguyên nhân do cơ chế tài chính, cơ sở hạ tầng, quản lý bệnh viện chưa hiệu quả". (VietNamNet 06/12/2012)
Ăn chi toàn là đồ bẩn!
"100% mứt các loại ngâm chất tẩy trắng công nghiệp, gần 50% dụng cụ sản xuất bẩn, 50% nước uống đóng bình nhiễm vi sinh. Đúng là quá bẩn, ăn chi toàn là đồ bẩn!". Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhìn nhận thực tế bất cập này tại TPHCM (Người lao động 18/12/2011)
(Tiếng hát Ngọc Lan) Khánh Ly, cùng Thanh Thúy và Hoàng Oanh, là vài nữ ca sĩ vang danh thời Việt Nam Cộng hòa đã ra đi vào thời điểm 30-4-1975. Cô lênh đênh ra biển như nhiều người di tản khác, như hàng triệu người vượt biển về sau.
Ở lại để làm chứng nhân cho đổi thay của đất nước có Lệ Thu, Thái Thanh, Thanh Lan, Lê Uyên, Thanh Tuyền, Giao Linh, Phương Hồng Quế, Hương Lan, cũng là những giọng hát nữ có chỗ đứng trong làng âm nhạc miền Nam. Nhưng chỉ vài năm sau cuộc đổi đời, những tiếng ca đó cũng vượt bay khỏi quê hương, bằng thuyền hay các phương tiện khác.
Từ những ngày đầu định cư tại Mỹ, Khánh Ly thường xuất hiện trong các chương trình ca nhạc của người Việt tị nạn, bắt đầu ở California, đến các tiểu bang Hoa Kỳ và nhiều quốc gia có đông người Việt định cư.
Người Việt yêu Khánh Ly vì giọng hát đó gắn liền với những ca khúc của Trịnh Công Sơn. Mới đến Mỹ chưa tròn một năm, cô đã phát hành băng cát-sét chủ đề “Như cánh vạc bay” gồm 17 ca khúc nhạc Trịnh.
'Biết đâu nguồn cội'
Nhiều người cảm mến Khánh Ly, nhất là giới trẻ của thế hệ 1965-75 dù là sinh viên nơi sân trường đại học hay anh lính trẻ ngoài tiền đồn, vì giọng hát đó in đậm trong họ những lời thở than, rũ rượi buồn cho thân phận quê hương, qua những “Ca khúc da vàng” vang vang từ các quán cà-phê nơi thị thành đến thôn làng xa xôi, qua những bài hát về chiến tranh nhưng mang đầy tính nhân bản.
Khánh Ly và một người hâm mộ tại Hoa Kỳ
Ra hải ngoại, cô xuất hiện trong những chương trình văn nghệ với “Diễm xưa”, “Biển nhớ”, “Hạ trắng” là những bản tình ca vang danh một thuở, đưa người nghe về khung trời kỷ niệm với nhiều yêu thương. Kết thúc phần biểu diễn của mình, nhiều khi cũng là kết thúc chương trình, Khánh Ly thường hát “Biết đâu nguồn cội”, hay yêu cầu khán giả cùng vỗ tay đồng ca “Gia tài của Mẹ” để nhắc nhở người nghe về cội nguồn, về quê hương cũ với những điều rất thật như trong ca từ.
Tôi ru tôi giữa đời, ơi a biết đâu nguồn cội
Tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót hài…
Sau 30-4, với người trong nước Khánh Ly còn như một huyền thoại. Qua biến cố di tản kinh hoàng của cả trăm nghìn người bỏ nước ra đi, kẻ mất người còn nào ai biết được, nên ở quê nhà đã loan truyền những tin đồn Phạm Duy, Khánh Ly vùi thây trong lòng biển cả.
Khánh Ly không chết trên biển. Được tàu Mỹ vớt từ xà lan, đưa đến đảo Wake trên Thái Bình dương, ở đó cô bắt đầu đời ca hát lưu vong với những đêm hát cho đồng bào nghe.
Trong nước, nhiều người tưởng Khánh Ly đã chết thật. Cho đến một sáng sớm hay chiều tối, khi lén lén nghe đài BBC, đài VOA và gặp lại giọng hát xưa, với những lời ca như nói lên giùm họ hoài niệm về một thành phố nay đã đổi tên:
Sài Gòn ơi tôi đã mất người trong cuộc đời
Sài Gòn ơi thôi đã hết thời gian tuyệt vời…
[Sài Gòn ơi vĩnh biệt, Nam Lộc]
Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên
Như giòng sông nước quẩn quanh buồn
Như người đi cách mặt xa lòng
Ta nhủ thầm em có nhớ không…
[Sài Gòn niềm nhớ không tên, Nguyễn Đình Toàn]
Nói giùm mơ ước
Tên tuổi của Khánh Ly gắn liền với nhiều ca khúc tự tình dân tộc
Khánh Ly đã đi vào lòng người hải ngoại, cũng như người ở quê nhà qua những ca từ như viết cho chính họ, nói lên giùm họ những mơ ước, nhớ nhung, hoài niệm cùng với nỗi đau.
Những sáng tác của Nguyễn Đình Toàn, Nam Lộc, Trầm Tử Thiêng, Việt Dzũng, Châu Đình An, Hà Thúc Sinh đã trở thành lời kinh quê hương, về thân phận người Việt sau 30-4, cũng như ca từ của nhạc Trịnh khi đất nước còn chiến tranh, mà giọng hát Khánh Ly đã không thể tách rời.
Hàng triệu người có cha anh trong trại học tập cải tạo, có thân nhân vượt biển làm sao quên được “Một chút quà cho quê hương”, làm sao không khỏi xao xuyến lòng khi nghe “Đêm chôn dầu vượt biển” hay “Lời kinh đêm”:
Thuyền trôi xa về đâu ai biết
Thuyền có về ghé bến tự do
Trời cao xanh hay trời oan nghiệt
Trời có buồn hay trời chỉ làm ngơ...
[Lời kinh đêm, Việt Dzũng]
Sau tháng Tư 1975 Việt Nam trở thành một nhà tù lớn. Tự do bị siết lại. Khánh Ly gửi về những lời ca là mơ ước, trông mong, là hy vọng, ủi an khi người ở lại biết được người ra đi vẫn luôn nhớ đến họ trong chốn ngục tù tối tăm:
Ai trở về xứ Việt
Nhắn giùm ta
Người ấy ở trong tù…
Ai trở về xứ Việt
Ta gửi về theo một ít tự do
Tự do, tự do và nhiều lắm
Nhiều nhớ thương tha thiết
Đến cửa ngục tù
Chia bớt chút buồn lo…
[Ai trở về xứ Việt, thơ Minh Đức Hoài Trinh, nhạc Phan Văn Hưng]
Cả triệu người lao ra biển đi tìm tự do giữa cái chết, tìm sự sống giữa thủy thần nên ai từng là thuyền nhân mà không rưng rưng buồn theo lời ca:
Tự do ôi tự do tôi trả bằng nước mắt
Tự do ôi tự do anh trao bằng máu xương
Tự do hỡi tự do em đổi bằng thân xác
Vì hai chữ tự do ta mang đời lưu vong…
[Xin đời một nụ cười, Nam Lộc]
Khánh Ly đặt nhẹ những lời ca đó vào lòng người, qua sân khấu trước hàng nghìn khán giả ở nhiều nơi trên thế giới, từ California sang Texas, Paris đến Melbourne, Berlin, Moscow; qua băng cát-sét, VCR, CD, DVD cất giữ trong nhà như món quà tinh thần được trân quý mãi trong tim.
Liệu buổi hòa nhạc có diễn ra hay không?
Phản ứng trước chuyến đi
Sự kiện Khánh Ly về Việt Nam hát gây ngạc nhiên và phản đối từ một số người, bởi vì cô đã như một biểu tượng cho tính nhân bản, cho tự do, cho khổ đau và hy vọng của dân Việt, xa xứ hay ở quê nhà. Đã bao nhiêu lần cô đã thay họ nói lên những suy tư, tuy của riêng cô, nhưng là của chung nhiều người hải ngoại.
Nhiều ca sĩ đã về hát – Thanh Tuyền, Lệ Thu, Hương Lan, Giao Linh – và ai cũng biết để được hát trên quê hương sẽ không thoát khỏi sự kiểm duyệt của quan chức văn hoá, tư tưởng. Các ca khúc, kể cả phát biểu, phải được duyệt trước khi biểu diễn. Sự trở về của Khánh Ly như thế có phải là chấm dứt một đời “hát ca rất tự do”, kể từ ngày cô đứng bên Trịnh Công Sơn ở sân cỏ quán Văn.
Về Việt Nam, Khánh Ly chỉ có một sô duy nhất tại Hà Nội tối 9-5, với giá vé vượt quá tầm với của người dân muốn đến nghe cô hát.
Điều đó không như mơ ước của cô. Trong đĩa nhạc “Khánh Ly 30 năm - một đời Việt Nam” cô có nói rằng: “Cũng như mọi người, tôi mơ ước được trở về, được hát tại Việt Nam, hát một cách tự do trên cả ba miền.”
Cuối năm 2012, tưởng cô đã về rồi cô lại không về. Khi đó, trước tin Khánh Ly có giấy phép biểu diễn trong nước, nhiều báo chính thống đăng bài bơi móc đời tư, bôi bẩn tư cách của cô. Không biết có phải vì thế mà cô không về. Lần này dư luận trong nước đã lắng xuống.
Tại hải ngoại, cả tháng qua trên báo chí, sóng phát thanh và các diễn đàn có nhiều ý kiến bênh cũng như phản đối việc cô trở về hát.
Riêng San Jose có chương trình ca nhạc chủ đề “Đêm nhớ về Sài Gòn” diễn ra tối 30-4-2014, ban đầu quảng cáo có Khánh Ly góp mặt. Nay ban tổ chức đã quyết định rút tên cô ra khỏi chương trình.
Tôi yêu nhạc Trịnh và mê giọng Khánh Ly từ những ngày còn ở quê cũ và luôn tìm nghe cô tại hải ngoại. Đến nay cuộc đời ca hát ở nước ngoài đã dài gấp mấy lần thời gian cô hát ở quê nhà và giọng hát của cô tuy đang tàn úa theo tuổi đời đã 70, có lẽ cô không còn hát lâu được nữa, nhưng tôi, và nhiều người khác, vẫn yêu mến Khánh Ly vì cô chính là mình, vì cô đã làm chúng tôi rung động, thổn thức với nhịp thở của quê hương, của con người Việt Nam qua nhiều giai đoạn buồn đau nhất của đất nước.
Nếu chỉ trở về để được hát trên quê hương thì hành trình đó không mang trọn vẹn ý nghĩa, “Khánh Ly hát cho quê hương” mới thực là Khánh Ly đã từng đi rong hát trong nửa thể kỷ qua.
Mong cô sẽ hát “Gia tài của mẹ” trên quê hương Việt Nam, như cô đã cất tiếng với bài ca đó trên mảnh đất thân yêu từ nửa thế kỷ trước và trong suốt 39 năm qua ở hải ngoại. Bài này, trên mạng có Khánh Ly hay chính Trịnh Công Sơn ôm đàn hát và ở mỗi nơi đã có vài trăm nghìn lượt nghe.
Bài hát mà tới nay ca từ vẫn đúng và rất hiện thực khi đất nước đang cần tinh thần hòa giải, hoà hợp dân tộc.
Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt buồn…
Dạy cho con tiếng nói thật thà
Mẹ mong con chớ quên mầu da
Con chớ quên mầu da nước Việt xưa
Mẹ trông con mau bước về nhà
Mẹ mong con lũ con đường xa
Ôi lũ con cùng cha quên hận thù.
Nhạc Trịnh có hai bài đồng dao rất phổ biến trước năm 1975. Bài “Nối vòng tay lớn” còn vang vang trên quê hương. Mong Khánh Ly sẽ đem “Gia tài của Mẹ” vào lòng người Việt trong chuyến trở về.
Hay đó vẫn chỉ là giấc mơ của cô, của tôi và của cả dân tộc?
Tác giả là một nhà báo tự do hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco, California - Bùi Văn Phú