Tuesday, December 31, 2013

Năm mới 2014


Auld Lang Syne ám ảnh người nghe bằng những câu hỏi tu từ được láy đi láy lại như một sự mời gọi các kỷ niệm cũ trở về:
“… Should old acquaintance be forgot,
and never brought to mind?
Should old acquaintance be forgot,
and auld lang syne?”
“… Lẽ nào lại quên đi những người bạn cũ năm xưa
Và không bao giờ nhớ gì nữa?
Lẽ nào quên đi những người bạn xưa ấy
Và những ngày xưa êm đềm?”
Lời ca như một sự nhắc nhở không bao giờ được lãng quên quá khứ và những người đã đến trong cuộc đời ta. Tất cả kỷ niệm dù cay đắng hay ngọt ngào, tất cả những người đã đến mang theo hạnh phúc hay đau khổ đều góp phần tạo nên con người ta ở hiện tại.
Thời khắc giao thừa là khi người ta nhìn lại năm cũ với bao được và mất, thành công và sai lầm, niềm vui và nỗi buồn. Cả một năm với bao sự kiện trong thoáng chốc cùng lướt qua trước mắt. Mọi người tiễn đưa năm cũ với sự luyến tiếc nhẹ nhàng, xen lẫn niềm vui vô bờ khi năm mới đến. Một khởi đầu mới lại đến với những niềm hy vọng ở một tương lai rực rỡ hơn, đẹp đẽ hơn. Ở thời khắc đặc biệt ấy, khúc Auld Lang Syne càng trở nên da diết và xúc động:
“… For auld lang syne, my dear,
For auld lang syne,
We’ll take a cup of kindness yet,
For auld lang syne…”
“… Cho những ngày xa xưa, bạn ơi
Cho những ngày xa xưa ấy
Chúng ta cùng nâng ly vì những điều tốt lành
Cho những ngày xa xưa…”
Vì tính chất giàu hồi tưởng, Auld Lang Syne cũng thường được sử dụng như một cái kết đẹp trong điện ảnh. Khán giả yêu môn nghệ thuật thứ bảy hẳn còn nhớ cảnh kết kỳ diệu của It’s a Wonderful Life khi George Bailey trở về nhà, nghèo khổ và vỡ nợ, phát hiện ra bạn bè làng xóm đã tụ tập đông đủ để quyên góp tiền giúp anh. Giây phút đó, tình bạn và tình người được thăng hoa trong tiếng ca vang của Auld Lang Syne.
"Auld Lang Syne" gợi nhiều hoài niệm về những tháng năm đã qua.
"Auld Lang Syne" gợi nhiều hoài niệm về những tháng năm đã qua

Tin thứ Ba, 31-12-2013



CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
2<- CIA theo dõi sát trận Hoàng Sa 1974 (BBC). “Trong khi CIA tường thuật là cả Việt Nam Cộng Hòa lẫn Trung Quốc đều khẳng định chủ quyền tại Hoàng Sa, thì một bức điện tín khác đề ngày 21/1 cho rằng Bắc Việt Nam ‘lúng túng’ trước trận chiến này“.
THƯ TRẦN HUỲNH DUY THỨC GỬI CON (Thùy Linh). “TL: Nếu không biết Trần Huỳnh Duy Thức thì khó hình dung đây là lá thư của người đang bị cầm tù 16 năm… Nhà giam nào có thể giam cầm những tâm hồn như thế này? Đây là tâm thế cần có được ở những người tham gia đấu tranh cho nền dân chủ Việt Nam“.
- Nguyễn Văn Thạnh: Anh Lê Thăng Long nếu có khùng? (ĐCV).
- Chi tiêu tiết kiệm, hạn chế lãng phí: Cán bộ đi nước ngoài chỉ thích săn hàng giảm giá (TVN).
CHỪ RI NÌ (Dịch: Bây giờ thế này nhé) (Nguyễn Quang Vinh). “Chừ ri nì, trong khi báo Sài Gòn Tiếp thị ( SGTT) đang cho chết lâm sàng, thì hơn lúc nào hết, ngoài các cơ quan Nhà nước phải có trách nhiệm xem xét lại vụ việc, Hội nhà báo phải có tiếng nói mạnh mẽ, cứu sống SGTT, cứu sống tờ báo, vẫn tiếp tục cho SGTT độc lập sống, độc lập làm việc như lâu nay vẫn thế, đó không chỉ đơn giản là công việc của những người lao động, đó còn là danh dự của báo chí nước nhà“.
KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
- TÀI TỬ NHƯ ĐỜN CA NAM BỘ: Bồi đắp đam mê (NLĐ).
- Nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam: Văn học là một dòng chảy liền mạch (SGGP).
Borges: Kotsuké no Suké (Nhị Linh).
Tiếng Việt đa dạng (Nguyễn Vĩnh).
- VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN: Phạt bao nhiêu thì vừa? (PNTP).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục đại học: Hướng đến việc đánh giá năng lực người học (ĐBND).
2Đề án dạy và học ngoại ngữ – Bài 2: Không bột khó gột nên hồ (SGGP).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Về sự già hóa dân số (Lương Kháu Lão).
QUỐC TẾ 
* RFA: Audio:  + Tối 29-12-2013; + Sáng 30-12-2013; + Tối 30-12-2013.
* RFI:  
Video: +