Monday, December 31, 2012
Muôn đời Việt Nam
Cho ngày cuối cùng của năm 2012... Kính tặng Quý Thân hữu trên cộng đồng mạng xã hội, đặc biệt là anh Viết Du Lê...
Sunday, December 30, 2012
Đọc “Bên Thắng Cuộc”
Tiến sĩ Đinh Xuân Quân
Quyển sách 'Bên Thắng Cuộc' của Huy Đức đã, đang và sẽ tạo nhiều tranh luận cho người đọc trong và ngoài nước. Hiện nay quyển sách này mới chỉ có thể mua trên Amazon (phiên bản tin học). Cuốn 1, có tên là Giải Phóng, gồm 2 phần và 11 chương:
Phần I:
Chương 1: Ba Mươi Tháng Tư - Miền Nam - Đi từ bưng biền - Xuân Lộc - Tướng Big Minh - Trại Davis - Nguyễn Hữu Hạnh - Sài Gòn trong vòng vây - Xe tăng 390 - Đầu hàng - Tuẫn tiết; Chương 2: Cải tạo Những ngày đầu “Ngụy Quyền” - “Ngụy Quân” - “Đoàn tụ” - “Phản động” - Tù và cải tạo - “Thăm Nuôi” - “Học Tập”; Chương 3: Đánh tư sản “Chiến dịch X-2” - Đổi tiền - “Gian thương” - “Cải tạo công thương nghiệp tư doanh” Hai gia đình tư sản - Kinh tế mới; Chương 4: Nạn Kiều Đội quân thứ năm Hiệp định Geneva “Chổi ngắn không quét xa” - Hoàng Sa - Sợ “con ngựa thành Troy” - “Nạn Kiều” “Phương án II” - “Ban 69” - Vụ Cát Lái; Chương 5: Chiến tranh - Biên giới Tây Nam - Pol Pot - Đi dây - Khmer Đỏ và Campuchia dân chủ - “Kẻ Thù Lịch Sử” - Thất bại trong tấn công ngăn chặn (Pre-emptive War) “Nhất Biên Đảo” - “Áo lính lại khoác vào ngay”; Chương 6: Vượt biên - “Vượt biên” - Từ “trí thức yêu nước” - Đến “thường dân” - Trước khi tới biển - Đường tới các trại tị nạn - Chương 7: “Giải Phóng” - Sài Gòn thay đổi - Kinh tế mới Đốt sách - Cạo râu - “Cách mạng là đảo lộn” - Lòng người - Những người được sinh ra không đúng cửa - “Cánh cửa” Thanh niên Xung phong - “Nổi loạn” - “Sài Gòn lại bắt đầu ghẻ lở” -
Phần II: Thời Lê Duẩn
Chương 8: Thống nhất Nước Việt Nam là một - “Bắc hóa” - Chủ nghĩa xã hội - “Con đường của Bác” - “Mỗi người làm việc bằng hai” - Lê Duẩn và mối tình miền Nam - Chấp chính và chuyên chính - Chương 9: Xé Rào - Bế tắc - Mậu dịch quốc doanh - Máy bỏ không, công nhân cuốc ruộng - Tháo gỡ - Nghị quyết Trung ương 6 - Bù giá vào lương - Cắm cờ xé rào - Khoán chui - Ông Kiệt xé rào, ông Linh lãnh đạn - “Ai thắng ai” - Chương 10: Đổi mới - Hội nghị Đà Lạt - Nhóm giúp việc mới - Người của những khúc quanh lịch sử - Từ chính sách Kinh Tế Mới - Đến chọc thủng thành trì bao cấp Giá-Lương-Tiền - Nã pháo vào bộ tổng - Khép lại trang sử Lê Duẩn - Vai trò của Mikhail Gorbachev Tuyên ngôn đổi mới - Bàn tay Lê Đức Thọ - Phút 89 - Chương 11: Campuchia - “Pot ở đầu phum ta cuối phum” “Xuất khẩu cách mạng” - Tư tưởng nước lớn - Bị cô lập - Phương Bắc - Hội nghị Thành Đô - Campuchia thời hậu Việt Nam.
Đã có nhiều nhận xét về cuốn “Bên Thắng Cuộc” về phần chính trị, về những sai lầm trong nội dung, và chúng ta đã nghe một số chỉ trích, chê bai. Riêng đối với người viết này thì ta cần biết lịch sử cận đại VN qua nhiều phía kể cả về phần kinh tế. Muốn tranh đấu ta phải hiểu đối thủ và do đó phải tìm hiểu và phân tích những thành công và thất bại của họ ở chỗ nào?
Người ta nói lịch sử thường được viết theo những người thắng cuộc nhưng từ 1975 đến nay đã bao nhiêu tài liệu được giải mật và nay cuộc chiến tại VN được đánh giá qua nhiều khía cạnh mới. Người ta nói có sách, mách có chứng nhưng với điều kiện là sách viết đúng, không tuyên truyền. “Bên Thắng Cuộc” đã mang một ánh sáng mới cho những trang sử cận đại Việt Nam khi tác giả đã cố gắng có cái nhìn cân bằng – trung thực mặc dù thiếu phân tích.
Dưới khía cạnh kinh tế ta có thể xem cuốn sách như một nguồn tài liệu và có ghi lại nhiều điều hữu ích cho sự nghiên cứu lịch sử hay tài liệu tra cứu. Nó cho thấy là chính các chính sách kinh tế ngây thơ “của một nền kinh tế tập trung bao cấp” đã phá kinh tế miền Nam. Và sự yếu kém về kinh tế vẫn tiếp tục đến ngày nay vì “tư duy” trên nền tảng kinh tế chỉ huy với não trạng rất hẹp hòi của giới lãnh đạo.
Cuốn sách được viết bằng giọng rất bình thản, khách quan, khác hẳn ký ức của nhiều người đã trải qua những tình huống cay đắng của bên thua trận, trong đó có người đang viết những dòng này. Những chính sách sau ngày 30/4/75 của những “đỉnh cao trí tuệ của Bộ Chính Trị” đã thực thi tại miền Nam, đã lộ rõ trong quyển sách này. Nó cho thấy những suy nghĩ thô sơ, hiểu biết quá lạc hậu về các vấn đề quản trị một đất nước, nhất là về quản lý kinh tế.
Thật vậy quyển sách có trên 3 chương (chương 3, 9 và 10) nói về kinh tế mà ta có thể gọi là “quy trình phá hoại kinh tế miền Nam” qua việc áp đặt một cách máy móc guồng máy “tập trung bao cấp” vào kinh tế. Chương 3 kể lại quy trình phá hoại kinh tế VN bởi tập thể Bộ Chính Trị qua việc cải tạo kinh tế. “Theo nhận thức của những người cộng sản, đánh đổ giai cấp tư sản là bước đi tất yếu, là nhiệm vụ của “cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”. Chưa đầy ba năm sau khi chủ nghĩa xã hội được áp dụng ở miền Nam, các nhà doanh nghiệp, với tên gọi mới là “tư sản”, đã phải trải qua hai lần bị “đánh”.
Các “Chiến dịch X-2” ngày 10-9-1975, việc “Đổi tiền” ngày 22 và 23-9-75, khi đồng tiền cũ của chế độ Sài Gòn đã được thay thế bởi đồng tiền mới được coi là “chiến dịch” còn gọi là “X-3” trong đó mỗi hộ gia đình được đổi tối đa 100.000 đồng tiền với 500 đồng tiền VNCH ăn một đồng tiền mới Ngân hàng [nói theo kinh tế thì đây là một cuộc đổi tiền bóc lột]. Ngày 3-9-1975, Ngân hàng tuyên bố “Công khố phiếu (miền Nam) không còn giá trị”, [Chính quyền giải thích: “Các loại công khố phiếu dù của các ngân hàng hay của tư nhân là những giấy nợ của Nguyễn Văn Thiệu vay để thêm ngân sách cho guồng máy chiến tranh, nay Nguyễn Văn Thiệu và bè lũ đã mang tiền của tháo chạy, Chánh quyền Cách mạng hiện đang quản lý tài sản của toàn dân]
Các chiến dịch “Đánh tư sản” - “Chiến dịch X-2”, việc đổi tiền (X-3), việc đánh “Gian thương” hay việc “Cải tạo công thương nghiệp tư doanh.” Tác giả kể lại một cách bình thản một số sự kiện đã đưa đến sự phá hoại kinh tế miền Nam qua việc áp đặt các chính sách “XHCN” được áp dụng một cách ngây thơ – nếu không nói là mù quáng trong vấn đề cải tạo công thương nghiệp tại miền Nam.
Chương 9 kể lại quy trình tìm mò các giải pháp kinh tế do những bế tắc của kinh tế tập trung bao cấp của VN qua việc “Xé Rào.” Chỉ mấy năm sau 1975, những người như ông Võ Văn Kiệt nhận ra là các chính sách cơ chế “tập trung quan liêu bao cấp” cho kinh tế thất bại và họ đã phải tìm cách “xé rào” để giải quyết các bế tắc của kinh tế VN. “Bên ngoài thì giặc dã, bên trong thì bức bối, đói kém, không khí càng trở nên ngột ngạt, nhất là từ giữa năm 1978. Lượng người bỏ nước ra đi càng lúc càng tăng, cỗ xe như đang lao xuống dốc mà không ai nhìn thấy chân phanh ở đâu…” Các bế tắc kinh tế do mậu dịch quốc doanh - Máy bỏ không, công nhân cuốc ruộng và cách nào VN đã cố tháo gỡ các khó khăn kinh tế do việc áp dụng hệ thống “bao cấp” tại VN. [Ông Kiệt không phải chờ quá lâu để chứng kiến những gì mà chủ nghĩa xã hội mang lại cho Sài Gòn. Đại hội Đảng lần thứ IV đề ra mục tiêu: “Năm 1980 đạt ít nhất hai mươi mốt triệu tấn lương thực quy thóc, một triệu tấn thịt hơi các loại”.] Trên thực tế là, tại vựa lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, sau khi “cưỡng bức tập thể hóa”, sau khi máy cày, máy kéo của tư nhân bị đưa vào hợp tác xã, tập đoàn đã trở nên tàn phế, mặc kệ các chỉ tiêu Đại hội, sản lượng lương thực, thực phẩm giảm mạnh. [Nhưng gạo lại để ẩm mốc ở Long An trong khi dân Sài Gòn vẫn đói.] Quyển sách nói đến “Nghị quyết Trung ương 6” hay việc nhận ra nguyên nhân đất nước khó khăn là vì "những khuyết điểm chủ quan” và chủ trương xóa bỏ ngay những chính sách chế độ bất hợp lý, gây trở ngại cho sản xuất, khuyến khích việc phát triển sản xuất, … Chương này cũng nói về vấn đề xé rào và khoán chui và hai lần đổi tiền năm 1985. Quyển sách cũng nhắc lời của KS Dương Kính Nhưỡng (cựu Bộ trưởng của VNCH) một cách rất chí lý: cần phải có luật lệ mới quản lý được một đất nước.
Hậu quả các chính sách kinh tế “tập trung bao cấp” là “Cuộc sống của những người dân ở hậu phương cũng trăm bề khó khăn: Cây đinh phải đăng ký / Trái bí cũng sắp hàng / Khoai lang cần tem phiếu / Thuốc điếu phải mua bông / Lấy chồng phải cai đẻ / Bán lẻ chạy công an / Lang thang đi cải tạo / Hết gạo ăn bo bo / Học trò không có tập...” Nhờ tình trạng này cho nên chương 10 nói về Đổi mới - Hội nghị Đà Lạt - Nhóm giúp việc mới - Người của những khúc quanh lịch sử Từ chính sách Kinh Tế Mới - Đến chọc thủng thành trì bao cấp Giá-Lương-Tiền - Nã pháo vào bộ tổng - Khép lại trang sử Lê Duẩn - Vai trò của Mikhail Gorbachev - Tuyên ngôn đổi mới - Bàn tay Lê Đức Thọ - Phút 89. Đây là quy trình tìm cách giải quyết các khó khăn của kinh tế VN.
Tác giả này trong bài (1) được viện ISEAS của đại học Singapore xuất bản đã chứng minh là đến 1972, không ai của “nhóm đỉnh cao trí tuệ” của BCT tại VN có một mảnh bằng bằng Đại Học. Hậu quả của việc quản lý yếu kém của lãnh đạo có “Mác xít nhưng trình độ quá thấp” [đỏ hơn chuyên] là những tai hại mang đến cho đất nước VN.
Một điểm đáng lưu ý là tác giả Huy Đức đã dùng chữ Tuẫn Tiết để chỉ cái chết của các tướng lãnh miền Nam như Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ hay Đại tá Đặng Sĩ Vinh, những người đã tự kết liễu đời mình vào thời điểm miền Nam sụp đổ. Theo tác giả thì nhiều quân nhân VNCH vô danh đã tìm đến cái chết trong danh dự những ngày sau đó.
Tác giả cũng đã trích dẫn huyền thọai về Hồ Chí Minh và bà Nguyễn Thị Năm do Hoàng Tùng dàn dựng. Chương Nạn kiều trong sách làm sáng tỏ việc tổ chức cho người Hoa vượt biên để gom vàng của nhà nước. Phương án II cũng giúp chúng ta thấy bao nhiêu thảm cảnh đã xảy ra, trong sách ghi lại: “Người di tản được đóng vàng để công an mua thuyền hoặc đóng thuyền cho đi mà không sợ bị bắt hay gây khó khăn. Việc thực hiện Phương án II chỉ do ba người là bí thư, chủ tịch và giám đốc công an tỉnh quyết định. Công an được giao làm nhiệm vụ đứng ra thu vàng và tổ chức cho người di tản”.
Quyển sách cho thấy Đảng Cộng Sản là một tổ chức vô cùng tàn bạo mà lại rất yếu kém về chuyên môn. Người cộng sản VN mang bộ mặt đạo đức giả, mị dân, nhưng cũng có nhiều người cố gắng tìm giải pháp khi bế tắc.
Quyển sách này giúp hai phe (thắng và thua, nói tóm là dân VN) tái khẳng định sự thật qua những việc gì đã xẩy ra từ 1975 đến nay. Vì mù quáng hay ngây thơ theo một chủ nghĩa mà VN đã phải trải qua bao vấn nạn – bao khó khăn, hoàn toàn phá kinh tế miền Nam chỉ vì … “quá ngu xuẩn vì duy ý chí.”
Cái tên sách "Bên Thắng Cuộc" có lẽ cũng nói lên cái thâm ý của tác giả Huy Đức, là không coi sự thắng trận của miền Bắc là một cái gì quá vĩ đại và tuyệt đối. Hai chữ "thắng cuộc" cho người đọc cái cảm giác đó chỉ là một cái gì ở tầm cỡ nhỏ, tạm thời, trong khi dòng chảy phong phú và đa dạng của lịch sử ngày càng cho thấy cái chính nghĩa lại thuộc bên thua cuộc là miền Nam. Nhân quyền, tự do về tư tưởng, tín ngưỡng, ngôn luận, cư trú và về kinh tế v.v... là những đặc điểm vốn đã là nền tảng cho chế độ miền Nam, ngày càng là các đòi hỏi bức thiết của mọi tầng lớp dân chúng Việt Nam hiện tại, sau gần 40 năm chế độ cộng sản được áp đặt cho cả nước, nhất là hiện tượng phụ thuộc vào Trung Cộng ngày càng rõ rệt, và việc "đảng đàn anh" đương nhiên coi Hoàng Sa và Trường Sa là của họ.
Vào thời điểm này ai thắng ai thua không còn là điều quan trọng, mà việc tái khẳng định sự thật lịch sử, để từ đó sửa chữa các sai lầm và đưa đất nước đến độc lập, thịnh vượng và dân chủ mới là điều đáng quan tâm nhất cho tất cả người dân Việt Nam. Quyển sách này chính là bước đầu giúp việc đánh giá lại “giấc mơ XHCN” mà tác giả cho thấy đã mang bao tai họa cho dân VN. Người viết bài này cũng đã sống tại Việt Nam giai đoạn sau 1975, từ tù cải tạo đến việc bị phân biệt đối xử bị coi là loại công dân hạng hai, cho đến khi vượt biển tìm được tự do; và sau đó còn có dịp về làm việc tại Việt Nam trong chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) nhằm giúp cải tổ hành chánh và kinh tế. Với các kinh nghiệm đã trải qua, người viết đánh giá là ngoài vài sai lầm nhỏ, quyển sách này đã cố nói lên được nhiều sự thật. Nó cần phải được đọc nhiều lần một cách cẩn thận, để hiểu được những gửi gắm của tác giả, trong khi chờ đọc nốt cuốn thứ hai của Huy Đức.
Ts. Đinh Xuân Quân
1. The Political Economy of the Vietnamese Transformation Process, Contemporary South East Asia, Volume 22, Number 2, Institute of South East Asia Studies, August 2000.
Sáng nay...
Bức ảnh trên được chụp hồi 9h30′ sáng nay, trước Vườn hoa Lý Tự Trọng, Hà Nội. Những người dân oan từ Bình Dương, Châu Đốc đứng giữa trời giá lạnh dưới 15 độ, gió mùa Đông bắc cấp 3-4 từ Hồ Tây thổi thốc lên sau lưng … Đêm nay, có lẽ như những lần trước, họ lại dựng lều ngủ lại tại vỉa hè này.
Tục tắm tiên xưa và nay
Nếu như ngày nay, nhiều người Việt xa lạ với tục tắm truồng thì hồi đó nó rất phổ biến như một thói quen sinh hoạt hằng ngày mà không ai phải ngượng, cũng không có gì xấu hổ hay tục bậy cả. Tục này tùy từng vùng còn tồn tại cho đến cuối thế kỷ 20 mới mất dần.
Nhưng có gì lạ đâu? Đã tắm thì phải 'cởi' đồ, có điều sự lạ ở đây là cái 'cởi' trong nhà tắm khác cái 'cởi' ở nơi công cộng hay giữa cảnh trời bao la. Vậy thế nào là tục tắm tiên, tắm truồng?
Xưa kia, mỗi làng thường chỉ đào một giếng khơi lớn dùng để tắm giặt và một giếng sâu để lấy nước ăn, tất nhiên ngoài hai giếng chung này mỗi giáp hay mỗi gia đình nếu khá giả đều có thể đào giếng nhỏ riêng nhưng đa phần sinh hoạt của làng thường kề cận bên chợ làng hoặc giếng chung - tức là giếng làng...
Xưa kia, mỗi làng thường chỉ đào một giếng khơi lớn dùng để tắm giặt và một giếng sâu để lấy nước ăn, tất nhiên ngoài hai giếng chung này mỗi giáp hay mỗi gia đình nếu khá giả đều có thể đào giếng nhỏ riêng nhưng đa phần sinh hoạt của làng thường kề cận bên chợ làng hoặc giếng chung - tức là giếng làng...
Vét giếng ăn của làng (ảnh xưa).
Còn giếng khơi dùng tắm rửa hay giặt giũ có thể làm theo hình tròn hay hình vuông có thành lan can thấp lại có bậc lên xuống giếng từ hai phía đối nhau.
Có khi người ta làm giếng hình tròn nhưng lan can lại xây vuông. Cứ đến chiều tối, khi trâu bò về chuồng rồi thì nhiều người dân ra giếng vệ sinh thân thể.Đàn ông và đàn bà, từ già đến trẻ, chia làm hai bên đứng tắm. Họ có thể cởi trần truồng hoàn toàn, dùng gầu bằng mo cau hay bằng thùng gỗ cột dây thừng quăng xuống giếng múc nước dội lên người.
Có khi người ta làm giếng hình tròn nhưng lan can lại xây vuông. Cứ đến chiều tối, khi trâu bò về chuồng rồi thì nhiều người dân ra giếng vệ sinh thân thể.Đàn ông và đàn bà, từ già đến trẻ, chia làm hai bên đứng tắm. Họ có thể cởi trần truồng hoàn toàn, dùng gầu bằng mo cau hay bằng thùng gỗ cột dây thừng quăng xuống giếng múc nước dội lên người.
Tập quán thường ngày nên người ta không thấy gì đáng mắc cỡ (ảnh xưa - triển lãm ảnh tại Hà Nội).
Ô kìa bóng nguyệt trần truồng tắm, lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe...
(thơ Hàn Mặc Tử - ảnh trên bưu thiếp xưa, triển lãm ảnh tại Hà Nội).
Người ta cho rằng từ trẻ con đã nhìn thấy người lớn khỏa thân nên những ức chế tình dục có thể được giải tỏa, nhất là trong một xã hội rất khắt khe với việc ngoại tình hay quan hệ tình dục ngoài hôn nhân.
Vì vậy trong những vùng có tục tắm tiên, tắm truồng này hầu như không có những chuyện bậy bạ lăng nhăng.
Tắm tiên giữa trời đất tại Nghĩa Lộ.
Tắm tiên: một tục lệ phóng khoáng đang mất dần...
Thiếu nữ tắm trần thi thoảng vẫn nhìn thấy ở các bản làng.
Ở miền núi, nơi có nguồn nước chảy ra thành vũng lớn tự nhiên có cây mọc hay đá chắn làm đôi bên là trở thành bến tắm, nam nữ cứ trần trụi xuống hòa mình giữa dòng nước theo bên của mình. Có bản thì kín đáo hơn, các cô xuống nước đến đâu thì cởi đến đó, chiếc váy dài nâng dần lên theo cơ thể, rồi đội lên đầu hay đặt trên các hòn đá. Đôi khi cả bản tắm chung một con suối dài thì đoạn trên phía thượng nguồn nhường cho phụ nữ, đoạn dưới là cho đàn ông. Nếu ít người thì trai gái có thể tắm cùng trong một đoạn, vẫn trao đổi câu chuyện nương rẫy bình thường nhưng tuyệt đối người nam không đụng chạm đến người nữ vì sẽ bị bản làng trừng phạt nặng lắm.
Tiền nhân vẫn tắm thật vô tư (ảnh xưa trong triển lãm ảnh HN).
Ở Nam Hà, tại một vùng sông nước: đến tận những năm 1990, các nữ sinh địa phương cứ chiều đến là kéo quần lụa trùm lên bộ ngực rồi nhảy ùm xuống sông, khi đã ở dưới nước thì cởi bỏ áo. Hiện ở Mai Châu có một vài nguồn suối tắm như vậy, tuy nhiên trừ những người già và trẻ con còn phần đông thanh niên bây giờ đã kín đáo hơn ngày xưa.
Người ta dùng ống tre dẫn nước từ núi về nơi tắm giặt tại Tây nguyên (ảnh xưa).
Nhiều năm nay: nét văn hóa ấy mai một dần. 'Một đống' văn mình từ miền xuôi tràn về đến những bản làng xa xôi nhất với các kiểu cách trang sức, xúng xính áo quần như mốt thành thị.
Áo mông váy xòe vẫn còn đấy nhưng miệng các cô chăm chú liếng thoắt qua điện thoại di động, trai vùng cao săm soi lau rửa chiếc xe gắn máy mới cóng - nhà nhà cơi rộng, đường dẫn nước về cho từng căn khiến nhà tắm riêng của từng hộ cũng thành chốn không thể thiếu: nét văn hóa tắm tiên, tắm truồng ngày xưa phai nhạt gần như mất hẳn.
Áo mông váy xòe vẫn còn đấy nhưng miệng các cô chăm chú liếng thoắt qua điện thoại di động, trai vùng cao săm soi lau rửa chiếc xe gắn máy mới cóng - nhà nhà cơi rộng, đường dẫn nước về cho từng căn khiến nhà tắm riêng của từng hộ cũng thành chốn không thể thiếu: nét văn hóa tắm tiên, tắm truồng ngày xưa phai nhạt gần như mất hẳn.
Săn ảnh: cái chính là làm sao cho có được bức ảnh đẹp và cách gì để người xem ảnh đó
dưới cái nhìn nghệ thuật và trong sáng...
Ít vì đại đa phần người ta về nhà tắm, ít vì người vùng xuôi cứ hay tò mò ngắm nghía, quay phim... rồi những cái đầu 'trục trặc' ở thành thị lại bàn tán linh tinh trong ý nghĩ đen tối, thui chột cả một nét văn hóa đẹp.
Tắm truồng tại mó nước nóng Tú Lệ.
Còn chuyện sơn nữ tắm tiên giữa rừng núi ngày hiếm hoi nên muốn có được một tác phẩm nhiếp ảnh đẹp để đời thì ngày nay các tay săn ảnh nghệ thuật phải dàn dựng cùng người mẫu. Ảnh có thể đẹp thật, thanh thoát cả lòng nhưng cái hồn thì làm sao có thể sánh được sự đơn sơ, và trong sáng không vương chút bụi trần của những cô gái khỏa trần dưới dòng suối giữa núi rừng vùng cao ngày ấy?
Có lẽ Trời xui đất khiến: người thành thị bây giờ lại tự tìm đến cái thú tắm tiên, ví dụ như ở bãi sông Hồng, ở các bãi biển hoang sơ và những đảo vắng người...
Người ta chán văn minh hay người ta luyến tiếc muốn tìm lại một chút gì đó của thời xưa cũ?
Chả biết được...
Du lịch, GO!
Biên tập từ nguồn thông tin của Phan Cẩm Thượng, cụ Lương Văn Bằng, ảnh sưu tầm.
Xem thêm tại: http://nguoihieuco.blogspot.com/2012/12/tuc-tam-tien-xua-va-nay.html#ixzz2GV5hjyAW
Luận văn gây bức xúc tín đồ PGHH: BTS T.Ư, tín đồ PGHH: "Luôn nêu cao tinh thần hòa hảo"
Liên quan đến luận văn "Thực chất của Đạo Hòa Hảo", Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo đã ra văn bản đồng tình với hướng xử lý của Hội đồng Điều hành HVPGVN tại TP. HCM đối với tăng sinh Thích Thiện Huệ nhằm ổn định nhân tâm, hóa giải nỗi "bức xúc" hiện nay trong tín đồ PGHH thời gian gần đây.
Công văn số 3906/CV/BTSTU, ngày 17-12-2012, do ông Nguyễn Tấn Đạt, Q. Trưởng ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo ký, bày tỏ quan điểm cảm thông trên tinh thần "hòa hảo" theo lời dạy của Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ sau khi nhận được văn bản của Hội đồng Điều hành HVPGVN tại TP. HCM nêu rõ chủ trương của GHPGVN, quan điểm và hướng xử lý đối với tác giả Thích Thiện Huệ.
Qua nội dung công văn số 3906 của Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo (*) cho thấy "Thực chất của Đạo Hòa Hảo" là sẵn sàng khoan dung, độ lượng, nhẫn nhịn đối với những suy nghĩ bồng bột, nhất thời của hiện tượng cá biệt - tăng sinh trẻ Thiện Huệ, và luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hảo cũng như hiểu biết lẫn nhau giữa hai tôn giáo.
Chùa Phúc Lâm online xin khép lại loạt bài phê bình về luận văn tốt nghiệp HVPGVN tại TP.HCM với đề tài "Thực chất của Đạo Hòa Hảo" của tăng sinh Thiện Huệ bằng việc giới thiệu nguyên văn công văn của Ban Trị sự Trung ương GHPGHH với mong muốn tinh thần "đoàn kết, hòa hảo và hiểu biết lẫn nhau" mãi khắc sâu trong tâm thức mỗi người dân Việt, và luôn được thể hiện một cách sinh động qua văn hóa ứng xử trong thực tế cuộc sống hằng ngày đang diễn ra xung quanh chúng ta.
Quần Anh
Kính gửi:
- Ban Đại diện các tỉnh, thành phố
- Ban Trị sự PGHH một số xã, phường, thị trấn nơi có dư luận quan tâm đến vấn đề này
Sáng ngày 7/12/2012, đại diện Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh đã tiếp và làm việc với đại diện Ban Trị sự Trung ương Giáo hội PGHH về "luận văn của tăng sinh Thích Thiện Huệ, thế danh Nguyễn Văn Huệ - khóa IV (1997-2001), đề tài: "Thực chất của Đạo Hòa Hảo".
Công văn số 3906/CV/BTSTU, ngày 17-12-2012 của Ban Trị sự T.Ư GHPGH
bày tỏ quan điểm cảm thông trên tinh thần "hòa hảo" theo lời dạy của Đức Thầy Huỳnh Phú
Qua tìm hiểu, phân tích, trao đổi những sai phạm của tăng sinh Thích Thiện Huệ về mục tiêu, nội dung lẫn phương pháp tiếp cận, lựa chọn đề tài ..., phản ánh quan điểm cá nhân làm ảnh hưởng xấu đến chính sách đại đoàn kết dân tộc, gây thắc mắc trong tín đồ PGHH.
Trên tinh thần đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau, đại diện Hội đồng Điều hành HVPGVN tại TP.HCM đã xác nhận trách nhiệm chủ quan của tăng sinh, nêu rõ chủ trương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, bày tỏ quan điểm của học viện đối với luận văn và hướng xử lý đối với Thích Thiện Huệ trong thời gian tới.
Hội đồng Điều hành HVPGVN tại TP.HCM đã khẳng định những sai phạm của Thích Thiện Huệ là vô cùng đáng tiếc - ngoài ý muốn và xem đây là một bài học kinh nghiệm quý giá trong công tác quản lý, điều hành, hứa không để xảy ra các vấn đề tương tự. Trong buổi làm việc, đại diện Hội đồng điều hành Học viện rất mong nhận được sự cảm thông của Ban Trị sự Trung ương GHPGHH và tín đồ PGHH.
Thông qua văn bản phúc đáp của HVPGVN tại TP. HCM số 521/CV-HĐĐH ngày 10/12/2012 (đính kèm), Ban Trị sự Trung ương GHPGHH yêu cầu các Ban Đại diện PGHH các tỉnh, thành phố, các Ban Trị sự cơ sở và chư quý đồng đạo hãy sáng suốt nhận định vấn đề, "suy xét minh lý" và phán đoán trên tinh thần "hòa hảo" theo lời dạy của Đức Thầy - nhất là phần "Đối với các tôn giáo khác và nhân sanh" trong tôn chỉ hành đạo.
Đức Thầy dạy: "Nếu họ có làm dữ với mình thì mình cũng chẳng được phép vì sự dữ của họ mà trả thù, và phải luôn luôn làm lành với họ, mình phải hoài hoài làm phải với những kẻ ấy dầu họ có làm quấy với mình cũng mặc và phải nhẫn nhịn họ".
Ban Trị sự Trung ương PGHH và toàn thể tín đồ PGHH luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hảo
Ban Trị sự Trung ương PGHH và toàn thể tín đồ PGHH luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hảo, tích cực bảo vệ, gìn giữ sự trong sáng vốn có của nền đạo. Rất mong Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Hội đồng Điều hành HVPGVN tại TP.HCM sớm thực hiện hướng xử lý thỏa đáng đối với Thích Thiện Huệ nhằm ổn định nhân tâm, hóa giải nỗi "bức xúc" hiện nay trong tín đồ PGHH, củng cố tinh thần đoàn kết và hiểu biết lẫn nhau giữa hai tôn giáo.
Trân trọng chào đoàn kết và xây dựng.
TM. BAN TRỊ SỰ TRUNG ƯƠNG PGHH
Q. TRƯỞNG BAN
(đã ký và đóng dấu)
Nguyễn Tấn Đạt
(*) Điều 5, Hiến Chương GHPGHH nêu rõ: "Ban Trị sự Trung ương Phật giáo Hòa Hảo do Đại hội đại biểu tín đồ Phật giáo Hòa Hảo toàn đạo suy cử có từ 21 đến 27 Trị sự viên, nhiệm kỳ là 5 năm, là tổ chức hợp pháp duy nhất của Phật giáo Hòa Hảo, đại diện cho toàn thể tín đồ Phật giáo Hòa Hảo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam."
Nhớ Ngoại...
14:14 13 thg 6 2010
Ngày trước, giỗ Ông Ngoại là thêm một ngày Tết đối với tụi cháu nhỏ. Con của cậu, của dì tụ họp lại đầy đủ. Sum vầy của đại gia đình thật ấm cúng. Theo năm tháng thời gian, vắng dần, từ dì Tư, Sáu rồi đến Ngoại, cậu Hai, cô Diệu. Giờ thì những đứa cháu ngày nào đã lớn hết rồi. Bi, con trai của dì Út vừa có con gái đầu lòng.
Ngày trước, giỗ Ông Ngoại là thêm một ngày Tết đối với tụi cháu nhỏ. Con của cậu, của dì tụ họp lại đầy đủ. Sum vầy của đại gia đình thật ấm cúng. Theo năm tháng thời gian, vắng dần, từ dì Tư, Sáu rồi đến Ngoại, cậu Hai, cô Diệu. Giờ thì những đứa cháu ngày nào đã lớn hết rồi. Bi, con trai của dì Út vừa có con gái đầu lòng.
Hôm nay - như 6 năm về trước, mọi người lại quay về. Không nhiều nhắc kể vì tất cả dường như chỉ mới hôm qua...
Ngày mai là vào giỗ chính của Ngoại...
Ngoại ơi, gia đình mình đó, Ngoại ơi...
Gia đình mình đó, Ngoại ơi...
Saturday, December 29, 2012
Phạm Duy: 'Tôi về đây là vì tôi yêu nước'
Nhạc sỹ Phạm Duy kể lại những biến cố trong cuộc đời mà ông đã trải qua, từ cuộc di cư từ Bắc vào Nam, các sự kiện Mùa Hè đỏ lửa, tháng 4/1975 và chuyến vượt biên lênh đênh qua Hoa Kỳ của ông.
BBC: Ông rời Việt Nam sang Mỹ năm 1975, ông có thể kể về toàn bộ chuyến đi và thời gian ông ở Mỹ được không?
Cũng vất vả lắm, nhưng cũng xong rồi. Đầu tiên tôi cũng không đi đâu được cả, bởi vì lúc đầu chỉ có 250.000 người Việt Nam ở rải rác khắp nơi, nhưng rồi nó lên đến 2 triệu người, thì tôi đi hát cho những người đó nghe.
BBC: Ông ở Philippines bao nhiêu lâu trước khi đến Mỹ?
Ở trong trại tị nạn hồi đó, đáng lý ra tôi phải đi ra ngoài ngay. Nhưng tại vì lúc đó tôi bị kẹt vì mấy người con còn ở lại. Thành ra tôi cũng nán lại. Nhưng hình như chỉ ở độ 3 hay 4 tháng thôi. Đi sang bên đó vào đầu tháng Năm, thì vào tháng Tám, tháng Chín thì tôi ra khỏi trại.
BBC: Và khi ông tới Mỹ thì có vấn đề gì không?
Không, không có vấn đề gì. Tôi không có coi cái gì là quan trọng cả. Tất cả giản dị lắm.
BBC: Khi đi Mỹ thì ông có tâm trạng như thế nào, ông có buồn không?
Đi Mỹ, phải đi Mỹ, thì vừa buồn, vừa vui. Buồn là vì phải bỏ nước ra đi, mất luôn cả mấy cái nhà nữa. Nhưng đi thì cũng là cơ hội để mình đi xem quốc tế, thế giới ra sao, lại vui.
BBC: Khi đi Mỹ, ông xuất bản cuốn “Musics of Vietnam” ra sao và việc biểu diễn âm nhạc của ông ở Mỹ thế nào?
Cái đó tôi viết lâu rồi, nhưng khi sang tới Mỹ, lúc đó mới kịp in ra. Cuốn “Musics of Vietnam” tôi viết từ lâu. Tôi đi gần như khắp nước Mỹ. Khổ nỗi là lúc đó tôi đã già rồi, đã trên 50 tuổi rồi, không đủ sức khỏe để đi nhiều thôi. Nhưng tôi sang bên đó, thì tôi đi hát chung với những người nhạc sỹ, ca sỹ Mỹ. Và đồng thời gia đình tôi cũng có mấy người đi hát với tôi. Hồi đó Khánh Ly cũng đi hát chung trong nhóm của chúng tôi. Chúng tôi vẫn đi luôn.
BBC: Thời gian ông đi Philippines, ông đã viết “Tị nạn ca”, “Nhục ca” đúng không?
Những bài đó là bài soạn ra trong lúc hoảng hốt, không nên nhắc đến. Tôi quên rồi.
BBC: Khi ông về lại Việt Nam, phản ứng của chính quyền thế nào, có vấn đề gì không?
"Đi Mỹ, phải đi Mỹ, thì vừa buồn, vừa vui. Buồn là vì phải bỏ nước ra đi, mất luôn cả mấy cái nhà nữa. Nhưng đi thì cũng là cơ hội để mình đi xem quốc tế, thế giới ra sao, lại vui"
Rất tốt. Khi tôi về, đầu tiên, tôi xin lại, hồi tịch lại, tôi lại trở thành người Việt Nam ngay. Tôi không còn là người Mỹ nữa. Đó là một cái rất tốt. Đối với tôi và chính quyền ở đây không có vấn đề gì cả. Họ cũng thấy tất cả mọi sự trong cuộc gọi là giao tranh giữa hai miền như vậy, thì không có ai...
BBC: Còn phản ứng của mọi người nói chung ra sao?
Rất tốt. Là vì khi tổ chức một đêm “Ngày trở về” ở Hà Nội, thì tất cả các ca sỹ thượng thặng đều tham gia hết.
BBC: Cảm xúc của ông khi trình diễn “Phạm Duy – Ngày trở về” ở Nhà hát lớn như thế nào?
Tôi rất mừng vì bao nhiêu năm nay, tôi tưởng người Việt Nam không ai còn hát nhạc của tôi nữa. Tôi về, tôi thấy là họ vẫn hát nhạc của tôi như thường. Vui lắm. Tôi còn nhớ là lúc còn trẻ, tôi làm bài “Nhạc tuổi xanh”. Trong đó có một câu là “Đường ta, ta cứ đi”, thì bây giờ thì “Đường về, ta cứ về thôi.” Giản dị. Hồi đó tôi cũng thấy bình thường thôi. Tôi đã đứng hát trên sân khấu Nhà hát lớn cách đây gần 60 năm rồi. Bây giờ tôi trở lại, tôi cũng vui chứ. Chỉ có vấn đề là hát không có hay như ngày xưa thôi, dở lắm.
BBC: Được biết là chỉ có 10% bài hát của ông được cho phép ở Việt Nam, cái này đúng không?
Đúng rồi, nước nào người ta cũng có những quy định về vấn đề cho phép hay không cho phép. Nói cho đúng ra, sở dĩ tôi chỉ có 1/10 sáng tác của tôi thôi, là cũng giản dị là vì tôi không đứng ra xin phép. Nếu tôi xin phép, có thể họ cũng cho ra đấy. Nhưng ở đây phải xin phép mới được. Thế thôi, không có gì khó cả. Rất giản dị. Những người ngoài thấy là hơi bất bình là vì tại sao tôi nhiều bài như vậy mà chỉ cho tôi có 100 bài thôi. Nhưng khổ nhất vấn đề là tôi phải đứng ra tôi xin thêm thì người ta mới cho chứ. Không xin thì người ta không cho.
BBC: Ông có không băn khoăn gì về chuyện phép tắc đó không?
Tôi nói rằng tôi về đây, cứ hát một bài của tôi là cũng xong rồi. Đừng nói là được hát 100 bài. Tôi về đây không phải là tôi đi tìm danh vọng, hay tôi tìm đồng tiền kinh tế. Không phải. Tôi về đây là vì tôi yêu nước thôi. Mà tôi phải về vì người già nào cũng muốn chết ở quê hương của mình, thế thôi.
BBC: Ông có viết một số bài gọi là “Hương ca” nói về cảm xúc của ông khi về nước đúng không?
Đúng, những bài đó là tâm tình của tôi đấy. Lúc tôi về nước, tôi làm 10 bài hương ca. Nhưng mới xin phép được 5 bài thôi. Bởi vì tôi chỉ mới xin phép 5 bài thôi. Ví dụ như bài “Hương rừng Cà Mau”. Đây là bài thơ của một thi sỹ tên là SơnNam. Tôi làm một bài để xưng tụng những người đầu tiên đi khai phá miềnNam.
'Đang xin phép'
BBC: Trước đây ông có một trường ca rất nổi tiếng là “Mẹ Việt Nam,” tác phẩm này có được phép không?
“Mẹ Việt Nam” và “Trường ca Miền Nam” là hai bài đang xin phép. Cũng mới gửi đi xin phép, thành ra không thể nói gì hơn được nữa. Nếu mà được thì càng tốt, bởi vì những bài đó xưng tụng sự thống nhất của đất nước và con người.
BBC: Ngoài bài “Mẹ Việt Nam”, cũng có bài “Việt Nam, Việt Nam”, Việt Kiều ở Mỹ nghĩ gì về bài đó?
"Người Việt Nam ở Mỹ, hay đi hải ngoại rồi, muốn nghĩ gì thì nghĩ, tôi không quan tâm"
Người Việt Nam ở Mỹ, hay đi hải ngoại rồi, muốn nghĩ gì thì nghĩ, tôi không quan tâm. Bởi những người đó vẫn còn nuôi oán thù. Mà tôi chủ trương là sau 30 năm trời, thì phải đến các lúc mà có sự hòa hợp dân tộc. Thì phải thế thôi. Thế còn người nào cất tiếng lên chửi bới nhau chỉ vì đi về Việt Nam không thôi, thì tôi không nói chuyện với họ. Muốn nghĩ gì thì nghĩ. Khi tôi làm bài đó ra, tôi đâu có nghĩ đến trường hợp đến một ngày nào đó, có một người Việt Nam ở bên Mỹ lại hát bài đó. Tôi chỉ làm ra thôi. Cái tình cảm của tôi lúc đó vẫn là hòa hợp dân tộc.
BBC: Ông viết “Mẹ Việt Nam” năm 1965, tại sao lúc đó ông lại muốn viết bài này?
Đầu tiên nước Việt Nammình sinh ra là một nước theo chế độ mẫu hệ. Tức là xưng tụng người đàn bà nhiều hơn. Tôi cũng dựa vào cái đó để tôi nói về lịch sử ViệtNam. Lịch sử Việt Namthì cũng có những lúc chia rẽ nhau như thời Trịnh – Nguyễn phân tranh chẳng hạn. Thế nhưng cũng có thời họ thống nhất. Nước Việt Nam mình đã có thời kỳ chia cắt, thì phải có lúc thống nhất thôi.
BBC: Có người nói ông có công lớn với âm nhạc Việt Nam, ông nghĩ sao?
Không, không nói công với tội gì cả. Tôi sợ những cái đó. Ai khen tôi hay ai chê tôi, tôi đều sợ cả. Vì tôi làm việc cũng như người làm ruộng thôi. Làm ruộng thì phải cấy lúa, làm nhạc thì phải đánh đàn, giản dị thế thôi.
BBC: Có một số bài chưa nói tới như “Gánh lúa.”
Ô, bài ấy hay lắm. Bài ấy vui lắm. Bài ấy là bài cuối cùng của tôi làm trong khi còn ở Kháng chiến. Bài ấy tôi diễn tả một đoàn người nông dân đi gánh lúa để nuôi lính, nuôi quân. Hay lắm. Khi tôi hát bài dân ca, thì cũng có khi có những người hát thay tôi bài “Gánh lúa”. Nếu tôi không nhầm, thì tôi giữ được nhiều “versions” của những người này, người họ hát. Họ hát hay lắm, rất ViệtNam.
BBC: Rất nhiều ca sỹ đã trình bày các bài hát của ông, ông nghĩ gì về họ?
Nhiều lắm. Thái Thanh suốt đời hát nhạc của tôi. Còn Khánh Ly cũng hát. Ai cũng hát hết, những người nhạc sỹ già đó. Còn những người nhạc sỹ trẻ như Tấn Minh hay Đức Tuấn hay Mỹ Linh cũng đều hát nhạc của tôi hết. Tất nhiên là họ hát những bài đã được phép. Nước nào cũng có quy luật của nó chứ. Anh làm sao đi quá luật được.
BBC: Từ đầu 1960 so với Tết Mậu Thân, thì nhạc của ông có thay đổi không?
Cái đó thì phải để người khác người ta phê bình, chứ tôi không biết. Tôi chỉ biết làm thôi. Đại khái như bài nhạc của tôi làm hôm nay nó khác với bài trước như thế nào, thì tôi chịu chết (không thể biết được). Tôi không thể giải thích được. Người khác giải thích hộ tôi.
BBC: Nhưng có một số bài nói về thiên nhiên vào những năm 1950 và đầu 1960, như là bài ca “Sao” và “Chiều về trên sông”, ông có thể nói gì về quan hệ thiên nhiên và âm nhạc?
Lúc đó là lúc tôi bỏ qua trường hợp nhìn vào đất nước Việt Nam. Tôi muốn nhìn vào cuộc đời nhiều hơn. Tôi nói những câu chuyện về “Bài ca sao”, “Bài ca Trăng”, thì nó vượt ra khỏi nước Việt Nam rồi.
BBC: Từ năm 1954-1975 ở miền Nam, không khí âm nhạc thời đó như thế nào?
Tôi không nhớ được, quên rồi. Thời cuộc của Việt Nam thay đổi nhiều quá, thành ra tôi cũng quên mất.
BBC: Nhưng khi ông hát “Tâm phẫn ca”, sinh viên nghe thì họ thấy sao?
Cái đó thì họ phải thích chứ. Bởi vì cái đó cũng nói lên được lòng căm giận của họ cũng như của tôi, là vì chiến tranh kéo dài quá.
BBC: Về âm nhạc mà ông đã sáng tác sau khi về Việt Nam năm 2005, ông có thể nói về trường ca về “Minh họa Kiều”?
Về đây tôi mới sáng tác được toàn vẹn “Minh họa Kiều”. Vì “Minh họa Kiều” dài lắm. Nó dài phải đến hơn 2 tiếng đồng hồ mới hết. Tôi mới làm được 3 phần, về đây tôi làm nốt là phần thứ tư, về đây mới làm được, xong rồi. Tôi làm “Hương ca” là bản nhạc mới. Rồi tôi làm thêm những bài nhạc phổ thơ của thi sỹ Bích Khê. Đó cũng là những cái mới hết. Muốn biết nó ra sao thì phải mua đĩa để nghe thôi.
Trong “Hương ca” nó nói gì? Nó nói về tình yêu nước. Mà yêu nước của Việt Nam nay nó khác với yêu nước của ngày xưa rồi. Ngày xưa tôi làm bài “Tình hoài hương” là vào 1950, thì cái đẹp của đất nước nó khác cái đẹp của bây giờ. Ví dụ như là ngày xưa còn có những người đàn bà con gái răng đen, và đồng thời ăn mặc quần áo nâu. Bây giờ người con gái, anh đi về vùng quê anh coi, họ mặc hoàn toàn giống như những người mới, chứ không phải như người cũ nữa. Vậy thì tình cảm của tôi cũng phải khác đi.
BBC: Ông chọn một bài thơ để phổ nhạc như thế nào, ông có thể cho một vài ví dụ?
Tại sao tôi chọn bài thơ của ông Hoàng Cầm, là vì lúc đó ông Hoàng Cầm là nhà vô địch của những bài thơ kháng chiến. Tại sao tôi lại phổ thơ của ông Phạm Thiên Thư, là vì lúc đó, ông Phạm Thiên Thư đưa ra những loại nhạc lúc đó gọi là “Đạo ca”, là những cái mới hết. Ông Nguyễn Tất Nhiên là những bài ca ngộ nghĩnh, vui vẻ. Tôi chỉ có thể nói thế được thôi, còn đi vào chi tiết, không thể nói được.
BBC: Còn các bản “Tị nạn ca” thì sao?
“Tị nạn ca” là những bản nhạc nói chung về những vấn đề những năm không còn ở trong nước nữa. Đó là tị nạn chứ gì. Thế nhưng xong rồi thì tôi thấy là nó là những bản nhạc hơi “ảo ảnh quê hương”, chứ không phải là bản nhạc thật. Ngồi ở Bridgeway City mơ tưởng đến cánh đồng Việt Nam, thì nó hơi vô duyên quá (non-sense). Sau tôi quyết định tôi không nhắc đến nữa.
BBC: Giáo sư Trần Văn Khê sẽ viết về những tác phẩm nào của ông không?
Tôi không biết, chỉ biết là ông ấy đã viết được trên 100 trang rồi.
BBC: Ông là người rất nhạy về công nghệ, nhất là ứng dụng cho âm nhạc, ông đã sản xuất một CD đầu tiên ở Mỹ. Ông có thể nói gì về chuyện này?
Giản dị thôi, ngày xưa, tôi đi học ở trường Kỹ nghệ thực hành, thành ra những cái gì thuộc về vấn đề kỹ thuật, tôi thích lắm. Khi có được thời đại computer, năm 1982 là lúc computer ra đời, thì tôi vội vàng học ngay rồi. Từ đó tới nay, tôi áp dụng vào trong sáng tác nhạc, thì rất tốt. Nếu tôi không đi học được kỹ thuật, thì tôi không hiểu biết được kỹ thuật mới. Tôi nghĩ là tôi may mắn hơn những người khác là tôi thấy ngay được cái hay, cái ích lợi của computer và tôi dùng nó ngay.
BBC: Ông biết gì về phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe”? Âm nhạc của phong trào này khác gì với nhạc của ông?
Không, tôi không làm loại đó. Cái loại đó của người khác làm. Ông Tôn Thất Lập thì phải. Không phải tôi. Tôi không biết. Tôi không được nghe những bài đó. Tôi có biết là ông ấy có làm những bài hát là “Hát cho đồng bào nghe”, nhưng tôi không có ở trong tay để biết là bài đó ra sao. Tôi không dám phê bình.
'Sức mấy mà buồn'
BBC: Âm nhạc ở miền Nam Việt Nam ngày xưa có rất nhiều luồng, quan hệ giữa chúng ra sao?
Tôi cũng biết hết đấy, nói cho nó ngay ra mà nói là không biết thì không đúng, nhưng mà biết, nhưng nó không ảnh hưởng đến tôi gì cả. Tôi kính trọng những bài đó, thế thôi. Tôi không chê mà tôi cũng không khen.
BBC: Mục đích nhạc của ông những năm 1960 là gì?
Vẫn là con đường cũ tôi đi theo. Tức là vấn đề “khóc, cười theo mệnh nước”, lúc nào nước vui, thì tôi cười, thế còn lúc nào nước buồn thì tôi khóc.
BBC: Có sự kiện nào trong lịch sử làm cho ông buồn?
Không bao giờ tôi buồn cả, bởi vì tôi có bài hát gọi là “Sức mấy mà buồn”. Không bao giờ tôi buồn cả. Buồn làm gì, vô ích. Nếu có buồn, thì cũng chỉ buồn đại khái thôi, nói cho nó vui thôi chứ, không bao giờ tôi bị buồn cả.
BBC: Nhưng có một số bài buồn như là “Ngậm ngùi”?
“Ngậm ngùi” thì đâu có buồn. Đó là một bài hát an ủi. Ông ta làm thơ như vậy để khuyên mọi người trở về với đời sống bình thường thôi. Thì đó là an ủi nhau thôi chứ không có gì mà buồn.
BBC: Bài “Quê nghèo” chẳng hạn?
“Quê nghèo” thì thực sự là buồn. Đó là bởi vì chiến tranh. Tôi làm bài “Quê nghèo” đó là người ở quê là người dân nghèo, đói nhất ViệtNam, lại còn bị chiến tranh nữa. Thì tôi diễn tả đó thôi.
BBC:Bài “Quê nghèo” thì ông diễn tả điều gì?
“Tôi không xa kinh kỳ sáng chói”, có những ông già “Cày bừa thay trâu” thì khổ quá. Đó là một bài mà nhiều người Việt Nam rất cảm động, rất thích, là bởi vì tôi nói được những cái đó lên.
Subscribe to:
Posts (Atom)