Saturday, February 1, 2014

Mồng 2 Tết...

Người Việt đón tết ở quận Cam

Thời tiết đêm giao thừa ở quận Cam (Mỹ) năm nay lạnh hơn mọi năm, nhưng dòng người đổ về hai ngôi chùa lớn là Điều Ngự và Huệ Quang để xem các chương trình văn nghệ mừng xuân khá đông.

Dưới đây là một số hình ảnh người Việt đón tết tại quận Cam:
Người Việt ở quận cam tưng bừng đón giao thừa 1
Các ca sĩ chúc mừng năm mới tại chùa Huệ Quang
Người Việt ở quận cam tưng bừng đón giao thừa 2
Nhiều người đốt pháo mừng xuân
 Người Việt ở quận cam tưng bừng đón giao thừa 3
Màn múa lân luôn thu hút người xem 
 Người Việt ở quận cam tưng bừng đón giao thừa 4
Chuẩn bị treo pháo lên đốt
 Người Việt ở quận cam tưng bừng đón giao thừa 6
Tiết mục hát với Quan Thế Âm Bồ Tát
 Người Việt ở quận cam tưng bừng đón giao thừa 7
Các người mẫu trước giờ diễn
 Người Việt ở quận cam tưng bừng đón giao thừa 8
Ca sĩ trước giờ lên sân khấu
 Người Việt ở quận cam tưng bừng đón giao thừa 9
Một tiết mục văn nghệ mừng xuân
 Người Việt ở quận cam tưng bừng đón giao thừa 11
Mâm nhang tiền vàng chuẩn bị hành lễ ở chùa
 Người Việt ở quận cam tưng bừng đón giao thừa 12
Mâm trái cây dâng lễ chùa
 Người Việt ở quận cam tưng bừng đón giao thừa 13
Chánh điện chùa Huệ Quang
 Người Việt ở quận cam tưng bừng đón giao thừa 14
Thắp hương lễ Phật
 Người Việt ở quận cam tưng bừng đón giao thừa 15
Cây đào tại chùa Điều Ngự
 Người Việt ở quận cam tưng bừng đón giao thừa 15
Đốt pháo đón giao thừa
Trương Đông Thức
(thực hiện


Người Sài Gòn ngày Tết viếng tiền nhân










Sài Gòn không cần nhập tịch

Đã nhiều lần tôi ước mình được sinh ra đâu đó ở miền quê, có sông suối núi đồi, vườn cây hoa lá, để lâu lâu về quê có những “đêm buồn tỉnh lẻ”, về Sài Gòn kể chuyện làm quà ra điều lãng mạn.
Những người Việt trên con tàu vào Nam hồi 1954. Ảnh: tư liệu
Sinh ra, lớn lên và sống gần hết đời ở cái đất Sài Gòn này mới thấy nó chán phèo. Hồi nhỏ thì chơi tạt lon, đánh đáo, giựt cô hồn… Thả diều không được, vì sợ vướng dây điện. Lớn hơn chút nữa thì chơi bầu cua, cáttê, xập xám…
Mỗi tối mẹ sai tôi xách thùng rác ra gốc me ngoài đường đổ. Tối cúp điện, tôi vừa xách thùng rác vừa nghêu ngao: “… Đường về hôm nay tối thui, gập ghềnh em không thấy tôi, em đụng tôi, em nói tôi đui…” Tội nghiệp bản Kiếp nghèo của Lam Phương, tôi chỉ cám cảnh a dua hát theo chứ đâu biết sửa lời. Trời nóng, để tạm thùng rác ở gốc me, chạy ra phông tên nước gần đó, năn nỉ mấy chị ma-ri-sến cho em thò cái đầu vô vòi nước một chút. Mát đầu có sức quậy tiếp.
Xóm nhỏ đôi khi lầy lội. Thỉnh thoảng mấy bà trong xóm cãi nhau ầm ĩ. Hôm sau hai ông chồng lại ngồi khề khà nhậu với nhau, còn mấy bả đon đả tiếp mồi.
Cãi nhau là chuyện nhỏ, chuyện hôm qua cho nó qua luôn. Đời sống nghèo ở Sài Gòn là vậy, có gì thơ mộng đâu?
Mà nói thiệt, tôi là dân Bắc kỳ… chín nút. Nhưng đó là chuyện của ba má tôi, dù sau này có về thăm quê nội ngoại tôi vẫn thấy hụt hẫng và hờ hững thế nào ấy. Tôi lớn lên ở Sài Gòn, không khí Sài Gòn, cơm gạo Sài Gòn, đầu Sài Gòn, tim Sài Gòn… bao nhiêu thứ buồn vui với nó. Trong tôi cứ bám riết cái Sài Gòn chán phèo này, dù đôi lúc mặc cảm mình không phải là dân Sài Gòn.
Hồi 54, cả trăm ngàn dân di cư mang theo đủ loại kiểu sống bó trong luỹ tre làng đem nhét hết vô mảnh đất nhỏ xíu này, cũng gây xáo trộn cho người ta chứ. Phong tục, tập quán, ở đất người ta mà cứ như là ở đất mình. Nhưng người Sài Gòn chỉ hiếu kỳ một chút, khó chịu một chút, rồi cũng xuề xoà đón nhận. Lúc đầu tụi bạn ghẹo tôi là “thằng Bắc kỳ rau muống”. Con nít đổi giọng nhanh mà, trong nhà giọng Bắc, ra ngoài giọng Nam. Thế là huề hết. Rủ nhau đi oánh lộn phe nhóm là chuyện thường. Khỏi cần biết đúng sai, mày đánh bạn tao, thì tao đánh lại, oánh lộn tưng bừng. Vài ngày sau lại rủ nhau đi xem xinê cọp. Dễ giận dễ quên.
Hè, tụi bạn về quê, Bến Lức, Vĩnh Long, Kiến Hoà… Cũng chia tay hứa hẹn, tình cảm ra rít: “Tao về quê sẽ mang lên cho mày ổi xá lỵ, xoài tượng…” Tôi ngóng cổ chờ bạn, chờ quà. Thực ra, tôi thèm có quê để về.
Tết đến, thầy cô, bạn bè về quê, nhiều người Sài Gòn xôn xao về quê. Tôi ở lại Sài Gòn mà thấy mình vẫn không phải dân Sài Gòn. Vậy ai là dân Sài Gòn chính hiệu đây? Chẳng lẽ phải tính từ thời mấy ông Pétrus Ký hay Paulus Của?
Sài Gòn trẻ măng, mới chừng hơn 300 tuổi tính từ thời Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền ở đây. Sài Gòn khi cắt ra khi nhập vào, to nhỏ tuỳ lúc. To nhất khi nó là huyện Tân Bình, kéo dài đến tận Biên Hoà. Nhỏ nhất là vào thời Pháp mang tên Sài Gòn. Ngay trước 1975, Sài Gòn rộng chừng 70km2, có 11 quận, từ số 1 – 11. Hồi đó Phú Nhuận, Tân Bình, Thủ Đức... còn được xem là nhà quê (tỉnh Gia Định). Bây giờ Sài Gòn rộng tới 2.000km2.
Sài Gòn đắc địa, có cảng nối biển, là đầu mối giao thương quốc tế, tiếp cận văn minh Tây phương sớm. Dân Sài Gòn không có địa giới rõ rệt. Nói tới họ có vẻ như là nói tới phong cách của dân miền Nam. Họ là những lưu dân khai phá, hành trang không có bờ rào luỹ tre nên tính tình phóng khoáng, trọng nghĩa khinh tài, nói năng bộc trực… Ai thành đại gia thì cứ là đại gia, ai bán hàng rong thì cứ bán.
Sài Gòn không tự hào mình là người thanh lịch, không khách sáo, không mời lơi. Họ lấy bụng đãi nhau. Sài Gòn có mua bán chém chặt? Có, đúng hơn là nói thách. Cứ vô chợ Bến Thành xem mấy bà bán mỹ phẩm, hột xoàn hét giá mát trời ông Địa. Không cứ khách tỉnh, dân Sài Gòn lơ mơ cũng mua hớ như thường.
Sài Gòn nhỏ tuổi nhiều tên, nhưng dù thế nào Sài Gòn vẫn là Sài Gòn. Nhiều người thành danh từ mảnh đất này. Sài Gòn nhớ không hết, nhưng mấy ai nhớ đến chút tình của Sài Gòn? May ra những người xa Sài Gòn còn chút gì nhức nhối...
Ít nơi nào nhiều hội ái hữu, hội tương tế, hội đồng hương như Sài Gòn. Có máu lưu dân trong người, dân Sài Gòn thông cảm đón nhận hết, không ganh tị, không thắc mắc, không kỳ thị. Người ta kỳ thị Sài Gòn, chứ Sài Gòn chẳng kỳ thị ai. Nhiều gia đình người Bắc người Trung ngại dâu ngại rể Sài Gòn, chứ dân Sài Gòn chấp hết, miễn sao ăn ở biết phải quấy là được.
Dân Sài Gòn làm giàu bằng năng lực hơn là quyền lực. Người ta nói “dân chơi Sài Gòn”. Trời đất! Sài Gòn mà “tay chơi” cái nỗi gì. Tay chơi dành cho những đại gia giàu lên đột xuất từ đâu đó đến. Sài Gòn a dua thì có, nhưng a dua biết chọn lọc. Coi vậy chứ dân Sài Gòn đâu đó còn chút máu “kiến nghĩa bất vi vô dõng giả”. Cứ xem dân Sài Gòn làm công tác xã hội thì biết, cứu trợ lũ lụt thấy người ta lạnh quá, cởi áo len đang mặc tặng luôn. Họ làm vì cái bụng nó thế, chứ không phải vì PR, đánh bóng bộ mặt.
Biết bao văn nghệ sĩ miền Bắc, miền Trung vào đất này “quậy” tưng, tạo ra cái gọi là văn học miền Nam hậu 54 coi cũng được quá chứ? Nhạc sĩ Lam Phương, quê Rạch Giá, mười tuổi đã lưu lạc lên Sài Gòn kiếm sống. Năm 17 tuổi nổi danh với bản Kiếp nghèo và khá giả từ đó.
Tiếp cận văn minh phương Tây sớm, nên dân Sài Gòn có thói quen ngả mũ chào khi gặp đám ma, xe hơi không ép xe máy, xe máy không ép người đi bộ, chạy xe lỡ va quẹt nhau, giơ tay chào ngỏ ý xin lỗi là huề. Những thói quen này giờ đây đang mất dần, nhưng dân Sài Gòn không đổ thừa cho dân nhập cư. Họ cố gắng duy trì (dù hơi tuyệt vọng) để người mới đến bắt chước. Chợ hoa là một chút văn hoá của Sài Gòn, có cả nửa thế kỷ nay rồi, có dân nhập cư nào “yêu” hoa mà ra đó cướp giựt hoa đâu.
Sài Gòn nhỏ tuổi nhiều tên, nhưng dù thế nào Sài Gòn vẫn là Sài Gòn. Nhiều người thành danh từ mảnh đất này. Sài Gòn nhớ không hết, nhưng mấy ai nhớ đến chút tình của Sài Gòn? May ra những người xa Sài Gòn còn chút gì nhức nhối. Tôi có người bạn Bắc kỳ chín nút, xa Việt Nam cũng gần 40 năm. Tên này một đi không trở lại, vừa rồi phone về nói chuyện lăn tăn, rồi chợt hỏi: “Sài Gòn còn mưa không?” – “Đang mưa”. Đầu phone bên kia thở dài: “Tao nhớ Sài Gòn chết… mẹ!” Sài Gòn nay buồn mai quên, nhưng cũng có nỗi buồn chẳng dễ gì quên.
Mới đây đi trong con hẻm lầy lội ở Khánh Hội, chợt nghe bài Kiếp nghèo vọng ra từ quán cóc ven đường. Tôi ghé vào gọi ly càphê. Giọng Thanh Thuý sao da diết quá: “Thương cho kiếp sống tha hương, thân gầy gò gởi theo gió sương…” Chủ quán, ngoài 60 cầm chồng báo cũ thẩy nhẹ lên bàn “Thầy Hai đọc báo…” Hai tiếng “thầy Hai” nghe quen quen… Tự nhiên tôi thấy Sài Gòn như máu chảy từ tâm, Sài Gòn bao dung. Tôi chợt hiểu ra, mình đã là người Sài Gòn từ thuở bào thai rồi, cần gì xin nhập tịch.
VŨ THẾ THÀNH










Phở nhớ

Vâng, nhớ tô phở với những lát thịt mỏng, với nước dùng đậm đà bốc khói. Nỗi nhớ cồn cào sau những ngày lang thang nơi xứ Mỹ quá ngán với những món ăn nhanh xa lạ khó quen khó nuốt.




Nỗi nhớ mãnh liệt đến độ vừa ra khỏi sân bay Tân Sơn Nhất, đối mặt với đường phố Sài Gòn ồn ào và bụi bặm, trên đường về nhà, tôi đã vội ghé vào quán phở. Tâm trạng này được nhiều chia sẻ đồng cảm. Ông bạn một chiều chia tay ở Paris đã dặn dò: Ờ, phải rồi, xuống máy bay là phải “chơi” ngay tô phở. Ăn giùm phần mình luôn nhé. À, mà phải là phở tàu bay!
Tôi đã chỉ thực hiện được một nửa yêu cầu đó: một tô phở, nhưng không phải là phở tàu bay.
Tại sao lại phở tàu bay? Tôi chưa có dịp hỏi lại anh. Nhưng tôi đã có một câu trả lời khác từ bà cụ 75 tuổi ở Mỹ về. Ra khỏi sân bay, đường phố về khuya cửa hàng đều đã đóng cửa, bà cụ hỏi con trai: “Tiệm phở “bà Năm” còn không anh? Còn hả, vậy thì tốt quá, sáng sớm mai cho mẹ ra đó ăn phở nhé”.
Con trai cụ, anh bạn tôi, trong một lần “cà phê đàm” về đề tài phở kể lại câu chuyện này và giải thích: “Hồi tôi bé tí, nhà nghèo đông con, cả tháng ba mẹ tôi mới dắt con ra tiệm ăn phở một lần. Đó là ngày đi chơi rất vui. Tiệm phở “bà Năm” là tiệm phở quen, ngon và ăn no. Tô phở đó đi vào kỷ niệm gia đình tôi, mẹ tôi nhớ nó là thế!”.
À, tiệm phở quen. Có lẽ nhiều người trong chúng ta khi đã ghiền món phở thì đều có vài tiệm phở quen. Quen từ chỗ ngồi đến... người bán phở, quen đến độ chỉ cần gặp mặt người bán đã biết rồi: “tái chín, nước trong”. Hôm rồi, ngồi ăn ở quán phở quen, vô tình nghe cô chủ quán nói về một ông khách quen để trả lời một ông khách quen khác: “Ổng mới về hưu rồi, còn khỏe lắm”.
Chắc ông khách này phải là “khách hàng thân thiết” lắm, cỡ vài chục năm, khi còn là một vị cán bộ đương chức. Chợt bật cười, thì mình có kém gì đâu? Tôi nhớ phải hơn hai chục năm trước, khi còn là anh sinh viên với chiếc xe đạp hay tuột sên thì đã ngồi xì xụp tô phở tái chín với nước béo vàng óng (lúc đó chưa có... kiêng “gút”, sợ mỡ trong máu) tại quán phở này.
Thời đó còn nghèo khó lắm, tô phở với tôi là một bữa tiệc thịnh soạn chỉ có thể thực hiện được với tiền “viện trợ” của thằng bạn thân từ Pháp, và tất nhiên không phải thường xuyên. Hồi đó, vài tháng, nó mới chắt mót từ tiền học bổng và làm thêm gửi về cho nhóm bạn vài hộp thuốc ho, thuốc cảm để bán lấy tiền ăn phở, uống cà phê. Một hộp thuốc ho bán tại chợ trời thuốc tây giúp tôi được bốn tô phở. Cái “tỉ giá” ấy kéo dài suốt mấy năm đại học.
Đến giờ tôi vẫn còn nhớ cái “cảm xúc” của buổi sáng có món tiền bán thuốc lận lưng, tự tin bước vào quán phở gọi một tô đặc biệt có nhiều nước béo và thêm một quả trứng gà. Nước phở béo ngậy, ngọt lịm, miếng thịt bò mềm, cọng bánh phở trắng mịn, cộng với vài miếng ớt đỏ, và tô phở như thế đã được gã sinh viên nghèo chén sạch sẽ!
Gần chục năm sau, gặp lại nhau trên đất Pháp, nhắc lại những hộp thuốc ho và tô phở, hai thằng đầu chớm bạc cười mà mắt đỏ hoe. Thì ra tô phở ngon để mà nhớ mãi đâu chỉ vì phở, mà còn vì nó mang theo biết bao kỷ niệm, hồi ức, chứa đựng bao nhiêu tình cảm. Các quán phở góc đường này cũng đã thay đổi nhiều, bà chủ năm nào già yếu rồi (giờ người bán là cô con gái, con dâu) và tôi cũng đã... già rồi, cậu sinh viên hăng hái năm nào nay đã là lão viên chức đầu bạc mệt mỏi chờ về hưu.
Có lẽ vài năm nữa, tôi cũng sẽ được nhắc đến như thế: “À, chú ấy về hưu rồi!”. Nhưng dù vậy thì tô phở ở cái quán này, với tôi, vẫn là tô phở ngon với bao kỷ niệm đẹp, để không thể nào quên, để đi đâu rồi cũng nhớ trở về... “làm” một tô “tái chín, nước trong” (giờ thì hết dám ăn nước béo)!
Tô phở như thế có thể gọi là... tô phở nhớ. Đã có quán phở quen thì hẳn sẽ có tô phở nhớ. Ba tôi, khi đã là một ông chủ đi xe hơi, vẫn tìm đến quán phở bình dân có tô phở “nhiều bánh, ít thịt và... ghi sổ”. Bởi ở đó, ông tìm lại được tô phở hồi ức của một thời nghèo khó từ đất Quảng Nam vào Sài Gòn lập nghiệp, làm phụ hồ, tiền lương chẳng bao nhiêu mà còn phải lo cho cả gia đình.
Tô phở đó tuy chỉ dám “đụng” tới vài lần hiếm hoi trong tháng, nhưng cũng đã đủ gắn kết thâm tình người bán - người mua, để ông chủ hàng phở thương tình anh phụ hồ mà nặng thêm tay bánh, thêm vài lát thịt mỏng và cho... ghi sổ. Câu chuyện về tô phở nhớ này tôi được nghe ba tôi kể lại khi ông đã tám mươi, lúc tuổi già đã làm bộ nhớ lộn xộn lắm rồi, vậy mà ông vẫn nhớ đến từng chi tiết về tô phở đó ngon thế nào, chỗ ngồi quen ở quán phở đó và những kỷ niệm buồn vui với ông chủ quán.
Tôi nghiệm ra những kỷ niệm thời khốn khó luôn làm ta nhớ lâu, nhớ hoài, và khi nhớ lại với chút bùi ngùi rưng rưng, ta luôn cảm thấy lòng mình chợt nhẹ nhàng hạnh phúc. Những tô phở nhớ hình như thường gắn với những quán phở nghèo, với một đoạn đời lam lũ. Tôi đồ rằng có lẽ những tô phở bò Kobe bạc triệu sẽ khó thể làm ta nhớ lâu nhớ mãi như thế!
Nhớ phở. Nỗi nhớ cồn cào. Nỗi nhớ da diết. Nỗi nhớ hạnh phúc. Đâu chỉ là nỗi nhớ về một món ăn ngon, hay ăn, thường ăn. Đâu chỉ là nỗi nhớ chốn quán xá thân quen, nơi thường đến, quen chân đến. Đó còn là nỗi nhớ về những kỷ niệm, là hồi ức về những gương mặt, câu chuyện đời người. Trong những lúc rong chơi đây đó xứ lạ quê người, cứ mỗi độ chiều về, tôi thường hay nhớ về bữa cơm chiều.
Với nhiều người Việt, bữa cơm chiều là bữa cơm sum họp, mọi người quây quần bên mâm cơm có thể còn đạm bạc nhưng vẫn hạnh phúc. Nhớ về bữa cơm chiều, lòng người tha hương (dù chỉ vài ngày du lịch) như tôi cũng thấy đôi chút... cô đơn.
Và cũng như thế, mỗi buổi sáng nơi xứ người đối mặt với thịt hun khói, bánh mì bơ mứt... thiệt ngán ngẩm, tôi hay nhớ về những buổi sáng với tô phở bốc khói nơi quán quen. Rồi lòng dặn lòng ngày mai, tuần sau khi về, buổi sáng đầu tiên nhất định sẽ dành cho phở.
Câu chuyện về phở, nỗi nhớ phở, có lẽ các bạn cũng có, với độ đậm nhạt, sắc màu, hình tướng cũng khác nhau. Đây chỉ là câu chuyện tản mạn, nỗi nhớ lan man của riêng tôi, khi cuối năm trời trở gió, ngồi đong đếm buồn vui. Mong là nỗi nhớ phở này sẽ gợi cho các bạn những nỗi nhớ khác, nhớ từ bún bò cho đến cơm tấm, xôi đậu phộng...
Cứ nhớ đi, mà nhớ được, để rồi rưng rưng, bùi ngùi là hạnh phúc thôi! 
(Xin mượn hương vị phở để gửi chút xuân quê nhà cho người bạn tha hương...)
Nhổ quán


Mười tới lúc gần sáng, như thể đã thức cả đêm chờ. Chị kêu phiền vì tôi đã để chị nắn gối lúc cọ nồi tối qua. “Nói Mười già cũng chịu, nhưng sức yếu thì sao nhổ quán theo Cao Bồi”. Tôi nghĩ mình thuận theo tự nhiên thôi, đi mãi cũng phải dừng, mòn mỏi. Chuyện Mười với Cao Bồi cũng nên tới hồi kết.
Một mùa gió nào đó tôi để họ ở Bảy Căn. Quán cơm của Mười chỉ có hai gốc cột cặm còng queo đằng trước, mái nhà đổ dốc gác hờ lên cái vách taluy của cây cầu bắc qua sông. Cái rèm cửa phía tây ngậm một bụng gió, phập phồng như đang đợi. Ba tháng ở đó đúng mùa nước rong. Cứ sáng ra sông Cái Lớn dâng tràn nền thị trấn. Những đám rước dâu xắn quần bì bõm. Bỏ chân ra khỏi giày, ăn chưa xong bữa cơm giày đã trôi cùng đám cá lìm kìm.
Mùa mưa cù lao Mỹ Khánh, người đàn ông của Mười u uất vì thiếu mặt trời. Ghé quán Mười bên hông chợ, Cao Bồi khẩy khẩy mấy hột cơm rồi ngó mưa thở hắt. Cái mũi cao đổ bóng lên một bên mắt tối thẫm, bên còn lại không tia nào không cô quạnh. Cao Bồi than trông nắng để phơi cái phổi đầy hơi nước mà không thấy đâu. Mười cười, “chỉ cần ới một tiếng, mình chạy lại hà hơi là phổi khô ngay”. “Đàn bà gì mà trơ trẽn” - Cao Bồi chì chiết xong, phủi đít ra về.
Cuối năm họ ở Đồng Rừng. Thị trấn cao nguyên bụi đất đỏ như máu. Mưa qua, nhìn nước chảy ròng rã bên lề đường, Mười hình dung nước ấy rất tanh. Quán thuê rẻ, vì chủ nhà thấy coi bộ ế ẩm. Không thưa vắng sao được khi Mười bất cần khách, nhất là họ tới trùng với buổi cơm của Cao Bồi. Tối chong cái đèn dây tóc đỏ lừ chờ ông tới, vài người khách lỡ đường tưởng Mười chờ họ. Một phút sau đó khi đặt chân vào quán, ngó thái độ bực bội của bà chủ quán thì những mơ tưởng tiêu tan. Uể oải lết dép đi, Mười ngán ngẩm nói chỉ còn cơm cháy thôi. Thậm chí chị còn không kéo ghế cho khách ngồi.
Miễn no bụng là được, cơm nấu lò củi thì cháy hết sảy, hồi nhỏ ăn cháy rưới nước mắm cũng ngon. Những người khách đói meo giả lả, nhưng ấm ức với cái tình cảnh quán thấy khách không chút xúc động. Hớt mớ cơm trắng xốp phía trên qua một bên, Mười vừa cạo cháy vừa trở trứng chiên trên bếp. Đám thực khách không được đón chào bẽ bàng nhận ra nồi canh khổ qua còn bốc khói với mấy con cá trê nướng vàng dầm nước mắm gừng đang bày ở kia không dành cho họ. Cái bàn ăn lịch sự duy nhất trong quán cũng không, chỗ ăn của họ là bên bàn máy may cạnh bếp.
Và khi Cao Bồi thõng tay lững thững bước vô, ngồi chễm chệ ở cái bàn nhiều gió và ánh sáng nhất, họ nhận ra ngọn đèn ngoài kia cũng không phải đỏ tóc chờ mình. Những gì ấm áp, thơm tho nhất trong quán thuộc về người đàn ông ấy. Ý thức được điều này rõ như hai cộng hai, Cao Bồi không thèm nhìn họ, cũng chẳng ngó Mười đang cười toe, chỉ lơ đãng ngó những ngón tay mình xòe ra đổ bóng dưới ánh đèn. Đôi bàn tay thuôn muốt như chưa từng chịu dầm trong nước, chưa từng chịu một vết xước nào, chưa từng mang vác nặng.
- Cả chợ chỉ có mấy trái khổ qua chưa mở mắt. Hơi đắng.  Mười vừa dọn cơm vừa day dứt cái vị đắng không phải do mình. Lượn lách trong cái quán lá chật chội, người đàn bà như dòng nước réo rắt chảy tuôn. Dáng không cao, ngày càng đẫy đà, nhưng cơ thể sinh động đến nỗi những sợi tóc bạc trên đường rẽ ngôi, những đốm đồi mồi trổ trên hai má cũng phát sáng.
Mười bảo tôi đừng để chị tự sáng. Lung linh kia được phản chiếu từ ánh sáng của Cao Bồi. Người mà khi vừa xuất hiện, Mười cũng lập tức không còn là bà già trễ nải. Bắc cái ghế cách mâm cơm chừng một thước, ngồi tém tẻ nhìn Cao Bồi ăn, hết bữa này sang bữa khác, Mười láp giáp ba điều bốn chuyện như thể cho bốn vách vui. Gần sáng mơ cũng sợ, thấy răng rụng từng cái một, trống trơ. Mớ gừng mật ong tối qua đưa cho có chịu ngậm không đó, trời trở gió lại ho thì khổ. Không tự lo được cái thân mà người ta lo lại không thèm.
Cao Bồi lặng lẽ lùa cơm, khói bả lả trên mặt. Bộ điệu bình thản, dửng dưng với cuộc đời chảy xiết đó, tuồng như bão có đi ngang đây cũng tránh chỗ ông, nếu nó không làm vậy thì Mười sẽ bẻ cong cho nó tránh. Bóng tối ngân ngấn ngoài thềm thấp, quán chỉ có tiếng Cao Bồi đằng hắng và một bài hát nửa chừng vẳng đưa sang.
Tôi cố ý viết cảnh này lặp đi lặp lại, trong những cái quán Mười từng lưu lại để bán cơm, kể từ khi Cao Bồi lánh khỏi gia đình, bắt đầu sống - một - mình trong cái xưởng vẽ. Nhưng không một lần nào nghe Mười kêu chán.
Ngay khi tôi chưa kịp đặt tên, chị đã lót tót đi theo tình. Xuống máy bay, chị bước thẳng vào cái quán đầu tiên mà tôi dựng sẵn. Quán cơm tử tế nhất, xoong nồi tươm tất, bàn ăn trải khăn, chỉ cách xưởng vẽ Cao Bồi một vài căn, để ông khỏi sang đường giữa dòng người xe xéo xắt. 
Nhưng cuộc sống tự do mà Cao Bồi tách bầy gầy dựng chỉ được nửa chừng. Mấy đứa con không buông được. Giận chồng, con gái xách gói qua ở ké. Cuối tuần cả bọn kéo tới nấu nướng tiệc tùng, chưa kể điện thoại nheo nhéo suốt ngày ba ăn gì chưa, bỏ quần áo vô máy giặt thì nhấn nút màu xanh, trời sắp mưa coi chừng cửa sổ mở tạt ướt giường.
Một tối Cao Bồi nói mai dời đi cồn Thúc Thắc, ở đó chắc được một mình. Mười kêu trời đất ơi, sao rinh cái quán đi được đây. Ông khủng khỉnh bảo “ai cần theo đâu”. Cái kiểu đàn ông này không bao giờ nói cần ai đó, nhưng vô tình để cho Mười bắt gặp những hộp cơm còng quéo, mớ mì tôm rơi vãi khi ông gặm chúng mà không thèm nấu, hay mớ quần áo dồn đống đầu giường đợi đem phơi mưa cho sạch. Và khi nhìn thấy cái nồi cháy, Mười nghe từ khét đen tiếng kêu thất thanh của người đàn ông không thể sống một mình.
Mười nhổ quán. “Nhiều khi nhẩm đếm chục lần đổi chỗ, thấy thiệt là ly kỳ”, chị thầm thì với tôi những khi gần sáng. Mười chỉ kêu phiền khi một vài chữ nào đó, tôi bóng gió rằng chị mỏi mòn. Đâu có.
Nhổ quán này cặm chỗ khác hóa ra cũng đơn giản, chỉ là trả nhà và tìm một cái nhà khác để dọn vô. Hành lý mang theo vừa đầy túi xách. Một bộ đồ ăn bằng sứ trắng. Mấy bộ quần áo. Mùng mền gói giấc ngủ cho ngon. Nồi niêu gọn đeo, vừa đủ nấu cho hai người. Không còn ai đủ sức biến nơi chốn Cao Bồi ở thành chỗ nghỉ dưỡng cuối tuần. Thằng con Cao Bồi đôi khi nhớ ông già xa nhà, nhằm lúc ông tắt điện thoại từ bỏ thế giới. Cuộc gọi sang chỗ Mười, thằng con chỉ muốn biết đang ở đâu, ông già vẫn khỏe. Những cuộc gọi ngượng ngập.
Nó không biết xưng hô sao với người đàn bà bán cơm cho ông già, kể từ khi ông tách bầy. Nửa đêm về, nó hỏi vợ hay gì chưa, ông già đang ở miệt Thứ, chỗ đó quơ tay được nắm muỗi. Vợ nó khoanh một chấm nhỏ trên bản đồ đã rằn ri vết mực, tự hỏi cái máu mê trôi nổi có di truyền không, và bao lâu nữa chồng mình lại lên đường, ai trong số những người tình của chồng sẽ đi theo bán quán.
Câu hỏi của cô con dâu cũng làm tôi đau đầu. Những câu chuyện như vầy viết chừng nào mới hết. Những người đàn bà không thèm tự sáng, coi người họ yêu là bầu trời, không khí. Ngay cả cái truyện này, Mười cũng cự nự khi thấy dấu hiệu tôi muốn dừng.
Cả những lúc không biết sắp tới đi đâu. Chỉ thấy nơi chốn hiện tại đã đủ lâu, nhen nhóm chút cảm tình với chỗ trọ thuê theo tháng. Người thị trấn quen mặt một gã trung niên tới bữa thọc tay vô túi quần lững thững đi ăn cơm quán, thuộc nết bà chủ quán chỉ chăm chút cho mỗi một khách quen. Đầu đường cuối chợ ai cũng nghi hai người là bồ bịch, dù họ thuê riêng hai nhà, ăn cơm trả tiền sòng phẳng.
Buồn chán, Cao Bồi gắt gỏng, đụng gì cũng chê. Mồng tơi nhớt, rau dền nhám, măng ăn đau mình, cá tanh. Hông Mười dày mỡ đã lâu, giờ ông lấy gang tay ướm đo, lắc đầu ra vẻ coi khinh lắm. “Thất thường chất chồng theo tuổi, ai chịu nổi ?”, Mười cười trong lúc cố nhớ tên một cái chợ ngã ba sông mình từng qua lúc theo ngoại trên chiếc ghe thương hồ. Những tháng chín như vầy bông tràm nhuộm vàng mặt sông, trôi trên bóng những bông lau sắp chín. Cá chay bơi ngửa bụng, theo ăn bông ken chật mặt nước, đến nỗi có lúc ghe không chèo qua được.
Vãi một chài không kéo lên nổi. Thả một đứa trẻ xuống nước, bầy cá đưa nó qua sông mà không chìm. Người ta vớt cá làm mắm, lúc giở mắm chỉ đượm mùi bông. Ở đó có cây sầu chung năm trăm năm tuổi, nắng cong lại mưa thở dài, lúc bị khoét phần gốc để làm đường cây khóc bảy ngày bảy đêm. Coi bộ đã đủ ly kỳ, thứ mà Cao Bồi ưa, Mười gợi ý “mai trả nhà, đi tới đó cho biết”. Bụng tiếc gì đâu. Phải ông nói câu ấy Mười sẽ giả bộ giãy: “Trời, lại nữa rồi, lần nào cũng vậy, phải nói trước mấy ngày để người ta còn nhổ quán xách theo”.
- Ai kêu theo đâu.
- Không theo nấu cơm thì sống bằng mì tôm với trứng luộc. Nhắm chịu nổi không đó?
- Dư sức. Tôi bỏ nhà để sống một mình mà.
“Biết rồi” - Mười nói, mắt nguýt suýt rách đuôi. “Biết rồi”, là những gì Mười muốn trả lời, nếu phút cuối đời Cao Bồi bỗng nói một lời dịu dàng nào đó. Mỗi lần tạt qua chỗ Cao Bồi ở, nghiêng ngó cái ổ coi có cần dọn dẹp gì không, Mười hay bị cằn nhằn, “Lúc nào cũng để lại mùi mồ hôi, khói bếp. Biết khó chịu với con người mà, sao lảng vảng hoài”. Ông tránh không nhắc tới mùi nước mắt đã quéo lại trên tay áo, mùi của tuổi già những váng da khô chờn vờn vẽ lên không khí gương mặt của chia lìa. Chúng làm ông hẫng đi trong ngực, nhắc nhớ một món nợ thanh tân mà Mười đã vay khi bỏ đi. Ba mươi năm trước, cái thơm ngọt của khóe miệng, dái tai, tóc mai Mười giày vò ông tàn khốc. Giờ người đàn bà ấy lại tiếp tục gieo rắc mùi vị của phai tàn. Cao Bồi hơi tức mình, đã vậy mai mình lại dời đi.
Tôi còn biết phải làm gì. Nhân vật nữ chính của tôi chỉ cười tỉnh rụi bảo: “Biết rồi. Thì dọn”.

Chợ hoa Tết ở đại lộ Charne, viết sớ vỉa hè, múa lân ở Chợ Lớn... là những hình ảnh hiếm có về ngày Tết Sài Gòn thời thuộc địa.

Chợ hoa Tết trên đường Nguyễn Huệ. Hình ảnh được in trên bưu thiếp của Pháp trước năm 1954.

Viết sớ ngày Tết.

 Những người phụ nữ trong một gia đình quây quần đón Tết.
 Múa lân ở trung tâm Sài Gòn.

 Chợ hoa Tết ở đại lộ Charne, nay là đường Nguyễn Huệ.

Một góc ảnh khác về chợ hoa Tết ở đại lộ Charne.

 Hàng chục người xếp hàng để tạo nên chú rồng này. Ảnh: Delcampe.net.


Từ 0 giờ sáng 31/01/2014 – tức mùng Một tháng Giêng năm Giáp Ngọ - Việt Nam và rất nhiều nước châu Á bước vào năm mới âm lịch. Điểm nổi bật nhất năm nay là lần đầu tiên kỳ nghỉ Tết kéo dài gần một chục ngày. Quyết định cho nghỉ Tết kéo dài trên đây đã được giới công chức rất mực hoan nghênh, nhưng cũng vấp phải nhiều lời chỉ trích từ các chuyên gia kinh tế và chính trị, không chỉ ở trong nước mà cả ở ngoài nước.

Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, nhân dịp Tết năm nay, trên bình diện chính thức thì mọi người chỉ được nghỉ 5 ngày, nhưng đối với các công nhân viên chức, số ngày nghỉ lên đến 9 ngày, từ ngày 28 cho đến mùng 6 Tết.
Đối với giới chuyên gia kinh tế, tác hại của kỳ nghỉ dài ngày kể trên rất rõ ràng : Hoạt động kinh tế, hành chánh tại Việt Nam, vốn đã thường xuyên đình trệ trước đây nhân dịp Tết, với việc người lao động chuẩn bị Tết, rồi chưa chịu bắt tay ngay vào việc sau ba ngày Tết, nay có nguy cơ bị ngưng trệ lâu hơn nữa – tính ra trong hơn hai tuần lễ.
Trong bài xã luận đăng trên tờ Dân Việt, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã cho rằng : « Những kỳ nghỉ dài, với hoạt động sản xuất thấp, trong các tuần lễ trước và sau Tết là một vấn đề đối với sự phát triển của Việt Nam ».
Theo bà Phạm Chi Lan, trong những ngày này, tại các công sở và doanh nghiệp Nhà nước, khó có thể làm được một việc gì nghiêm túc vì không ai còn đầu óc làm việc.
Theo phóng viên AFP tại Hà Nội, nhân dịp Tết, các thành phố thường vắng hẳn dân, do việc người lao động trở về quê ăn Tết với người thân, và việc gởi bưu kiện ra nước ngoài chẳng hạn, đã trở thành nhiệm vụ bất khả vì nhân viên Hải quan không làm việc. Ngoài ra còn có tình trạng nhiều người nghỉ thêm một cách « bán chính thức ».
Đối với Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc, tác hại của tình trạng ngưng trệ trên đây còn vượt ra ngoài khuôn khổ nội bộ Việt Nam. Trả lời AFP, ông giải thích : « Việt Nam đang cố hội nhập vào kinh tế thế giới. Thế nhưng việc hoạt động bị ngưng trệ hàng năm vào dịp Têt làm cho kinh tế và các quyết định của chính phủ bớt hiệu quả. »
Theo chủ nhân một công ty thiết kế cơ khí tại Việt Nam, được AFP trích dẫn, đa số khách hàng của ông là người Nhật, và họ không tài nào hiểu được là doanh nghiệp của ông lại có thể bị tê liệt hai tuần liền.
Không những thế, do tập tục về quê ăn Tết, người chủ này cho biết là ông phải chi ra những món tiền khủng khiếp để trả công làm thêm cho những người mà ông cần giữ lại nhân kỳ nghỉ Tết để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Đối với nhân vật này : « Một kỳ nghỉ Tết ngắn hơn có lẽ tốt hơn ».
Nếu thiệt hại về kinh tế thấy rõ, thì ích lợi của một kỳ nghỉ Tết dài ngày không phải là không có, giúp cho tinh thần người lao động thoải mái hơn, qua đó bảo đảm được tình trạng yên ổn của xã hội.
Theo ông Jonathan London, thuộc trường Đại học City University tại Hồng Kông, quyết định cho mọi người nghỉ Tết lâu hơn vào năm nay có một dụng tâm chính trị rất rõ : Chính phủ Việt Nam muốn tranh thủ hậu thuẫn của giới công nhân viên chức vào lúc đang càng lúc càng mất lòng dân.
Chuyên gia Carl Thayer cũng đánh giá là những ngày nghỉ kéo dài này được đưa ra « để xoa dịu nỗi bất bình của công chúng đối với chính quyền ».
Về phần mình, chính phủ Việt Nam đã giải thích quyết định gây tranh cãi của mình bằng một lý do rất đơn giản : « Tạo thuận lợi cho những người phải đi nghỉ và việc ăn Tết trong gia đình ».
Tóm lại, tranh luận về cái lợi hay cái hại của sự kiện kỳ nghỉ Tết của người Việt Nam được kéo dài sẽ còn tiếp diễn, nhưng hãng AFP đã nhìn một cách tổng quát để thấy rằng tính cả năm, dẫu sao người Việt Nam vẫn phải lao động nhiều hơn các lang giềng Đông Nam Á khác.
Mỗi năm, Việt Nam chỉ có tổng cộng 10 ngày nghỉ chính thức, tức là nghỉ có lương, trong lúc người Thái Lan được 14 ngày, hay người Cam Bốt được 27 ngày.

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Bài đã điểm tối qua ở báo NLĐ: Trung Quốc cân nhắc lập ADIZ ở biển Đông, bài này tóm lược từ bài đăng trên báo Asahi Shimbun Beijing preparing new air defense zone in South China Sea, nhưng báo NLĐ đã lược bỏ phần quan trọng là, ADIZ sẽ được thiết lập ở khu vực quần đảo Hoàng Sa: “Chinese government sources told The Asahi Shimbun that working-level air force officials have already worked out a draft plan for the prospective ADIZ, which they say, at the very least, will include the airspace over the Paracel Islands, which China calls Xisha and are under its control.”
BỞI CÒN ĐÂY NỖI ĐAU TẾT MẬU THÂN! (Đặng Huy Văn). “Có nhà văn xem giết người là lý tưởng/ Giết thầy cô bầu bạn thuở sinh viên/ Giết, giết nữa lấy thành tích khen thưởng/ Lấy xác người xây hoạn lộ đi lên!/  Vào cái đêm tàn sát tại Đá Mài/ Bốn trăm người bị trói vào dây thép/ VC chối họ hoàn toàn không biết/ Nói rằng đây là do Mỹ ném bom!
THÔNG BÁO NGHỈ SINH HOẠT ĐẢNG (GNLT). “Tôi chứng kiến sự suy thoái trầm trọng của Đảng dẫn đến hậu quả đất nước khủng hoảng toàn diện, đời sống đại bộ phận nhân dân, công chức khó khăn, tệ nạn xã hội tràn lan, đạo đức xã hội xuống cấp. Tôi nhận thấy nguyên nhân trực tiếp là do sự lãnh đạo của trung ương mắc nhiều sai lầm to lớn, không ít đảng viên có chức trọng quyền cao suy thoái phẩm chất đạo đức, ngay cả Nghị quyết 4 của đảng cũng thừa nhận điều đó. Tuy nhiên khi tôi cùng nhiều đảng viên, cán bộ, trí thức nhiều lần góp ý, kiến nghị với trung ương về những sai lầm của Đảng và hướng giải quyết thì không được tiếp thu“.
Sự việc đã xảy ra (Người Buôn Gió).
Khí xuân Hà Nội (Phan Ba). “Phần lớn giới tinh hoa được xem là không phù hợp chính trị và đã vào tù hay vào trại cải tạo“.
- Câu chuyện về gia đình bà Dương Quỳnh Hoa: Bẩy Hồng: Di… chúc! Cuộc đời và cái chết rất buồn (LĐ/ NQ&TD).
11h55′:
- Trung Quốc đối đầu với tàu chiến Mỹ ở khu vực Biển Đông: China Is Playing Chicken With US Warships In The South China Sea (Business Insider).
Chúng ta dành cho đất nước ưu tiên nào? (Tổ Quốc) (TQ 174) (Thông Luận). “Những người lãnh đạo chế độ này, mà sự coi thường quyền lợi và tương lai đất nước đã quá rõ rệt, sẽ chỉ nhượng bộ nếu đối lập dân chủ Việt Nam tổ chức được, hoặc chứng tỏ khả năng tổ chức được, những cuộc biểu tình đòi dân chủ qui tụ hàng trăm nghìn người. Có thể chỉ cần chứng tỏ khả năng động viên quần chúng, chứ không nhất thiết phải có những cuộc biểu tình thực sự, cũng đủ khiến chính quyền này nhượng bộ; nó không tự tin như nhiều người lầm tưởng, nó ngoan cố chỉ vì đối lập dân chủ quá yếu“.
- Tọa đàm: Nước Việt có giàu được không?: Các quốc gia nghèo vì đâu? (VNN).
KINH TẾ
11h55′:
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Video: Chuyện quả bầu (3) (VTV/Chép Sử Việt).
Câu đối Tết con ngựa (DCCT). – MÃ ĐỀ DƯƠNG CƯỚC (Huỳnh Ngọc Chênh). – THICA TRẦN – cánh cửa mùa xuân (Du Tử Lê).
Nắn Giò Bát Tiên (Dainamax).
TƯƠNG LAI CÓ TÊN LÀ TỐT (Nguyễn Trọng Tạo).
50 bức ảnh so sánh Hà Nội năm 2014 với TP New York 100 năm trước đó, năm 191450 Photos That Show Hanoi In 2014 Is Remarkably Similar To New York In 1914 (BuzzFeed).
11h55′:
TẾT VỀ VỚI MẸ (FB Nguyễn Đình Bổn).
Tiếng pháo (ĐCV).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
1- Nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan: Ước vọng lập nghiệp (TT).
11h55′:
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
11h55′:
QUỐC TẾ
11h55′:
* RFA: Audio: + Sáng 31-01-2014Tối 31-01-2014.
* RFI:  

No comments:

Post a Comment