Saturday, May 31, 2014

Đối thoại Shangri-La (cập nhật từ Singapore)

So với các đại diện quốc gia khác, bài của ngài bộ trưởng VN tạo cho tôi cảm giác thất vọng vì vừa dài dòng, vừa vẫn theo giáo điều của Đảng Cộng sản. Quan điểm đúng đắn và muôn đời phải là DÂN TỘC.


Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói quan hệ Việt-Trung vẫn "phát triển tốt đẹp" và so sánh xung đột hiện nay trên Biển Đông với 'mâu thuẫn gia đình'.
Phát biểu trên được ông Phùng Quang Thanh đưa ra trong phiên họp toàn thể vào trưa ngày 31/5 tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore.
Trong bài phát biểu được truyền thông trong nước đăng toàn văn, ông Thanh nói:
"Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi."

"Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng".
Ông Thanh gọi việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền là hành động "gây bức xúc cho nhân dân Việt Nam, gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế."
"Chúng tôi đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và cùng Việt Nam đàm phán để giữ được hòa bình ổn định và quan hệ hữu nghị hai nước."
Ông Thanh khẳng định phía Việt Nam "nhất quán chủ trương kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế".
"Để kiểm soát và giảm thiểu các nguy cơ xung đột, chúng ta nên phát huy có hiệu quả các cơ chế hợp tác cả song phương và đa phương," ông nói.
"Trong quá trình giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, bất đồng cần phải được công khai, minh bạch trước cộng đồng quốc tế, tránh sự hiểu lầm hoặc gây hoài nghi cho dư luận."

'Quân đội phải kiềm chế'

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho rằng quân đội Việt Nam, Trung Quốc cần "kiềm chế", "tăng cường hợp tác" và "kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động" để tránh có "hành động ngoài tầm kiểm soát".
Xung đột giàn khoan
Tướng Phùng Quang Thanh nói tàu Việt Nam 'không chủ động đâm va', 'phun vòi rồng'.
Về xung đột hiện nay xung quanh giàn khoan của Trung Quốc, ông Thanh khẳng định phía Việt Nam không sử dụng máy bay hay tàu quân sự mà chỉ "dùng tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển và tàu cá của ngư dân, phối hợp với lực lượng chấp pháp để bảo vệ chủ quyền."
Ông cũng nói tàu Việt Nam "không chủ động đâm va, không phun vòi rồng vào các tàu của Trung Quốc".
"Vấn đề là lãnh đạo cấp cao của các nước nên cần hết sức bình tĩnh, kiềm chế, đặt lợi ích của quốc gia trong lợi ích của khu vực và quốc tế; lựa chọn giải pháp hòa bình thông qua đàm phán ngoại giao để giữ gìn quan hệ hữu nghị giữa các nước."
"Trong giải quyết bất cứ một mâu thuẫn hay tranh chấp nào, các bên liên quan cần phải tự kiềm chế, bình tĩnh, nhận rõ bản chất vấn đề thật khách quan và rất thận trọng đưa ra các quyết định."
"Chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng có thể làm cho căng thẳng trở thành xung đột."

Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam 
tại Đối thoại Shangri-La 13
Chủ đề: “Quản lý những căng thẳng chiến lược”

Thưa Ngài Chủ tịch, Tiến sỹ Giôn Chíp-mơn!
Thưa toàn thể các quí vị!
Thay mặt Đoàn đại biểu quân sự cấp cao BQP Việt Nam, tôi chân thành cám ơn Chính phủ và BQP Xinh-ga-po cùng Ban Tổ chức Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 đã dành cho tôi cơ hội tham dự và phát biểu tại phiên họp toàn thể này!
Thưa các quí vị!
Trước hết, chúng tôi bày tỏ sự đánh giá cao thông điệp về "chính sách hòa bình tích cực" của Nhật Bản được Thủ tướng Shinzo Abe trình bày tối hôm qua. 
Cũng tại Diễn đàn này năm 2013, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng đã chuyển tới cộng đồng quốc tế một thông điệp về “lòng tin chiến lược”, trong đó đã nhấn mạnh rằng “lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác; là liều thuốc hiệu nghiệm để ngăn ngừa những toan tính có thể gây ra những nguy cơ xung đột. Lòng tin cần được nâng niu vun đắp không ngừng bằng những hành động cụ thể, nhất quán, phù hợp với chuẩn mực chung và với thái độ chân thành”. 
Sau một năm nhìn lại, chúng ta thấy thế giới và khu vực vẫn còn nhiều căng thẳng và tiềm ẩn các nguy cơ xung đột, hoặc chiến tranh như chúng ta đang chứng kiến hàng ngày, hàng giờ qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Chính vì vậy, xây dựng lòng tin vẫn đang là vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết đối với tình hình thế giới và khu vực hiện nay.
Quản lý căng thẳng chiến lược là vấn đề hệ trọng, liên quan đến hòa bình, ổn định và phát triển của các nước, khu vực và thế
giới, phù hợp với nguyện vọng chung của cộng đồng quốc tế và lợi ích của các quốc gia, là chủ đề tôi chia sẻ cùng các bạn.
Thưa các quý vị!
Nhìn chung, tình tình thế giới và khu vực hiện nay, hoà bình, hợp tác và phát triển là xu thế lớn, .nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường. Những căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, tranh chấp lãnh thổ, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính - tiền tệ, điện tử - viễn thông, sinh học, môi trường... còn tiếp tục gia tăng.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương có sự phát triển năng động, tăng trưởng cao và là tâm điểm thu hút các nhà đầu tư thế giới, tuy nhiên, vẫn tồn tại những căng thẳng trên Bán Đảo Triều Tiên, tranh chấp chủ quyền trên Biển Hoa Đông và Biển Đông... Đây là các nhân tố ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định khu vực.
Nguyên nhân của các vấn đề trên, xuất phát từ mâu thuẫn và xung đột lợi ích, dẫn đến sự hoài nghi về thiện chí và lòng tin trong quan hệ, hợp tác, sự cọ sát về lợi ích trong cạnh tranh chiến lược và hành động kiềm chế lẫn nhau. Bên cạnh đó, những mâu thuẫn, khác biệt về văn hóa, tôn giáo, sắc tộc, ý thức hệ... vẫn tồn tại, trong khi các bên liên quan vẫn chưa có được các giải pháp xử lý hữu hiệu. 
Nguyện vọng chung của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, là luôn mong muốn khu vực duy trì được môi trường hòa bình, ổn định, cùng hợp tác phát triển và ngăn chặn không để xảy ra xung đột, chiến tranh.
Tôi cho rằng, để quản lý các nguy cơ có thể dẫn đến xung đột, trước hết chúng ta cần có một nhận thức chung trong việc
đề cao trách nhiệm quốc tế, mà đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của các cường quốc. Các nước cùng phải có trách nhiệm giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định hợp tác cùng phát triển, phải tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng vũ lực để giải quyết các vấn đề tranh chấp, tăng cường các mặt hợp tác trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau cùng có lợi, không phân biệt quốc gia lớn hay quốc gia nhỏ. 
Khi có được nhận thức chung, chúng ta sẽ có nền tảng vững chắc để xây dựng lòng tin. Lòng tin không chỉ được thể hiện bằng lời nói, mà phải bằng hành động cụ thể, bằng những việc làm thiết thực để thúc đẩy sự minh bạch, đối thoại bình đẳng, cởi mở, xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia, tôn trọng luật pháp và các chuẩn mực trong quan hệ quốc tế. Các nước lớn có vai trò trách nhiệm và đóng góp quan trọng trong việc tạo dựng và củng cố lòng tin chiến lược này.   
Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia, hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi. Vấn đề là ở chỗ, lãnh đạo cấp cao của các nước nên cần hết sức bình tĩnh, kiềm chế, đặt lợi ích của quốc gia trong lợi ích của khu vực và quốc tế; lựa chọn giải pháp hòa bình thông qua đàm phán ngoại giao để giữ gìn quan hệ hữu nghị giữa các nước.
 Trong giải quyết bất cứ một mâu thuẫn hay tranh chấp nào, các bên liên quan cần phải tự kiềm chế, bình tĩnh, nhận rõ bản chất vấn đề thật khách quan và rất thận trọng đưa ra các quyết định. Chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng có thể làm cho căng thẳng trở thành xung đột. Xử lý căng thẳng trong quan hệ giữa các nước, vai trò của quân đội hết sức quan trọng, quân đội phải kiềm chế, kiểm soát và quản lý chặt chẽ mọi hoạt động của từng
người chỉ huy, người chiến sĩ trong chỉ huy, điều khiển vũ khí, trang bị, phương tiện chiến đấu, từ tàu chiến, máy bay....
Trong quản lý căng lý căng thẳng chiến lược, thì vấn đề truyền thông có vai trò và trách nhiệm rất quan trọng, đó là đưa tin phải trung thực khách quan, kịp thời với tinh thần xây dựng vì lợi ích quốc gia dân tộc. Truyền thông nên tạo ra môi trường thuận lợi để góp phần giải quyết mâu thuẫn và tranh chấp một cách hòa bình, không nên dùng những lời lẽ kích động, càng không nên kích động hận thù dân tộc, càng không nên làm cho tình hình căng thẳng thêm, hoặc gây áp lực cho lãnh đạo trong quá trình xem xét ra quyết định giải quyết vấn đề.
Để kiểm soát và giảm thiểu các nguy cơ xung đột, chúng ta nên phát huy có hiệu quả các cơ chế hợp tác cả song phương và đa phương. Những vấn đề có liên quan đến hai nước thì cần giải quyết song phương, còn vấn đề liên quan đến nhiều nước, nhiều bên thì giải quyết theo cơ chế đa phương. Trong quá trình giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, bất đồng cần phải được công khai, minh bạch trước cộng đồng quốc tế, tránh sự hiểu lầm, hoặc gây hoài nghi cho dư luận. 
Hiện nay, chúng ta đang có những cơ chế hợp tác khu vực như Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF), Hội đồng Hợp tác An ninh Châu Á-TBD (CSCAP) Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS); Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Mở rộng (ADMM+), Diễn đàn Biển ASEAN (AMF), cũng như Đối thoại Shangri-La hôm nay, là những khuôn khổ hợp tác quan trọng về xây dựng lòng tin, thúc đẩy ngoại giao phòng ngừa và tìm kiếm các biện pháp quản lý xung đột. 
Thưa các quí vị!  
 Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn
tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng như sự việc ngày 01/05/2014, Trung Quốc đã đơn phương hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đã gây bức xúc cho Nhân dân Việt Nam, gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế. 
Chúng tôi nhận thức rõ, đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng. Việt Nam nhất quán chủ trương kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở Luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982; Tuyên bố về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông (DOC); Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về Biển Đông; tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc; và Thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt -Trung, giữ hòa bình, ổn định an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông, giữ ổn định chính trị để tập trung phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân và giữ gìn quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt-Trung, thông qua con đường đối thoại ở nhiều cấp, nhiều ngành với Trung Quốc để làm giảm căng thẳng.
Với chủ trương trên, Việt Nam rất kiềm chế, không sử dụng máy bay, tàu tên lửa, tàu pháo... mà chỉ dùng tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển và tàu cá của ngư dân, phối hợp với lực lượng chấp pháp để bảo vệ chủ quyền, không chủ động đâm va, không phun vòi rồng vào các tàu của Trung Quốc. Chúng tôi đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và cùng Việt Nam đàm phán để giữ được hòa bình ổn định và quan hệ hữu nghị hai nước. Điều đó có lợi cho hai nước, cho cả khu vực và thế giới. 
Tôi cho rằng, quân đội hai nước phải hết sức kiềm chế, tăng cường hợp tác với nhau, kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động
không để có những hành động ngoài tầm kiểm soát. Quân đội hai nước phải thể hiện vai trò tham mưu với lãnh đạo Đảng, Nhà nước xử lý thỏa đáng vấn đề một cách bình tĩnh, kiên trì, để không xảy ra xung đột, không xảy ra chiến tranh. 
Việt Nam rất chủ động, tích cực trong hợp tác quốc phòng với các nước ASEAN như tham gia diễn tập tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, thiết lập đường dây nóng chia sẻ thông tin giữa các nước ASEAN. Ngày 8/6/2014 tới đây, Việt Nam và Phi-líp-pin sẽ tổ chức giao lưu giữa các lực lượng đóng quân trên các đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa, để tăng cường hữu nghị và xây dựng lòng tin cũng như giảm căng thẳng ở khu vực.
 Chúng tôi hy vọng vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, các mâu thuẫn, bất đồng sẽ từng bước được giải quyết, duy trì được sự ổn định và phát triển ở khu vực, đóng góp chung cho môi trường hòa bình của thế giới. 
Cuối cùng, để kết thúc phần trình bày của mình, một lần nữa, tôi muốn chuyển đến quí vị một thông điệp từ Chính phủ và Nhân dân Việt Nam rằng, với truyền thống hòa hiếu và yêu chuộng hòa bình, Việt Nam luôn sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy với tất cả các quốc gia trong cộng đồng quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi, cùng nhau xây dựng một thế giới hòa bình, thịnh vượng, hợp tác và phát triển. 

Cảm ơn sự chú ý lắng nghe của quí vị!

Phát biểu mở đầu ngày làm việc thứ hai (31-5) của Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) tại Singapore, ông Hagel nhấn mạnh cam kết đối với khu vực này của Washington là lâu dài.
"Việc tái cân bằng lực lượng của Mỹ tại châu Á không phải là mục tiêu, lời hứa hay viễn cảnh. Nó là một thực tế” - ông Hagel quả quyết, đồng thời khẳng định việc cắt giảm ngân sách quốc phòng của Mỹ cũng không thể ảnh hưởng đến chiến lược này.

Embedded image permalink
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel phát biểu ngày 31-5. Ảnh: IISS

Ông Hagel đưa ra 4 nguyên tắc của Mỹ: có những giải pháp hòa bình cho các tranh chấp, hợp tác kiến trúc an ninh khu vực châu Á, tăng cường các khả năng cho đồng minh, cải thiện khả năng phòng thủ khu vực tại châu Á.
Đặc biệt, ông Hagel phát biểu: "Không có khu vực nào có tiềm năng về thịnh vượng và tăng trưởng hơn châu Á. (...) Biển Đông là trái tim của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Trung Quốc đã đơn phương thực hiện nhiều động thái gây mất ổn định ở đó".
Ông Hagel tố cáo Trung Quốc ngăn chặn Philippines tiếp cận bãi cạn Scarborough, gây áp lực lên sự hiện diện của Manila trên bãi cạn Second Thomas (bãi Cỏ Mây, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), có hành động cải tạo đất đai tại nhiều vị trí và triển khai trái phép giàn khoan Hải Dương 981  (Haiyang Shiyou 981) vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
“Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã có những hành động gây mất ổn định khu vực, đơn phương khẳng định yêu sách của mình ở biển Đông. Chúng tôi kiên quyết phản đối bất cứ quốc gia nào hăm dọa, ép buộc hoặc đe dọa vũ lực để củng cố những tuyên bố chủ quyền” - ông Hagel nói.
Tuy nói Mỹ không đứng về bên nào trong các tranh chấp nhưng ông Hagel khẳng định Mỹ sẽ không thờ ơ khi những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo trật tự quốc tế đang bị thử thách.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhắc lại cam kết của Washington đối với khu vực châu Á và cảnh báo chống lại bất kỳ hành động khiêu khích từ một Trung Quốc “ngày càng quyết đoán”.  “Chúng tôi đang giúp xây dựng tiềm lực cho các đối tác ở ASEAN” và trấn an Mỹ vẫn duy trì vai trò lãnh đạo trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Ngoài vấn đề tranh chấp lãnh thổ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng phê phán Triều Tiên, các cuộc tấn công mạng vì đã gây mất ổn định an ninh châu Á.


Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Shinzo Abe nói Tokyo sẽ “ủng hộ tối đa” cho các nước Đông Nam Á, trong đó có một số nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
“Tất cả các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế. Nhật sẽ ủng hộ tối đa cho nỗ lực của các nước ASEAN trong việc đảm bảo an ninh vùng biển và bầu trời, và triệt để duy trì tự do hàng hải và tự do hàng không.
"Nhật có kế hoạch đóng một vai trò lớn hơn và chủ động hơn so với thời điểm hiện nay để đảm bảo cho châu Á và thế giới được hòa bình hơn”, ông Abe nói tại diễn đàn an ninh cấp khu vực ở Singapore.
Trong bài diễn văn vào tối hôm 30/05, ông Abe nhấn mạnh về nhu cầu cần phải tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế.
'Ba nguyên tắc'
"Chúng tôi cũng ủng hộ Việt Nam trong nỗ lực giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại"
"Khi chúng ta nói về luật lệ trên biển thì điều đó có nghĩa gì. Nếu chúng ta lấy tinh thần cơ bản mà chúng ta đã đưa vào luật quốc tế qua năm tháng thì có thể thấy có ba nguyên tắc, và luật lệ trên biển là điều đơn giản và dễ hiểu.
"Nguyên tắc thứ nhất các các nước tuyên bố và làm rõ chủ quyền dựa vào luật lệ quốc tế.
"Nguyên tắc thứ hai là các nước không dùng vũ lực hay hăm dọa nhằm để khẳng định chủ quyền.
"Và nguyên tắc thứ ba là các nước sẽ tìm cách giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình.
"Tôi thúc giục tất cả các nước chúng ta tại châu Á và Thái Bình Dương, mỗi nước hãy tuân thủ triệt để ba nguyên tắc này.
"Chẳng hạn như Indonesia và Philipppines, họ đã ký Hiệp định về phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và tôi hoan nghênh bước đi này, đây là một ví dụ tuyệt vời về việc tôn trọng luật lệ trên biển.
"Chính phủ Nhật ủng hộ mạnh nỗ lực của Philippines kêu gọi cho một nghị quyết đối với tranh chấp tại Biển Đông sao cho tuân thủ ba nguyên tắc này.
"Chúng tôi cũng ủng hộ Việt Nam trong nỗ lực giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại.
Nhà lãnh đạo Nhật Bản cũng đã kêu gọi ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông.
'Phòng vệ tập thể'

Tàu Việt Nam và TQ tập trung tại khu vực TQ hạ đặt giàn khoan 981.
"Các động thái nhằm củng cố việc thay đổi hiện trạng bằng cách tạo ra sự việc đã rồi cần bị lên án mạnh mẽ vì đó là điều đi ngược lại với tinh thần của các nguyên tắc trên.
"Liệu quý vị có đồng ý rằng giờ là lúc phải cam kết chắc chắn với tinh thần và các điều khoản của Tuyên bố các Quy tắc ứng xử trên Biển Đông năm 2002 (DOC), mà toàn bộ các quốc gia có liên quan trên biển cùng đồng thuận tuân theo và không thực hiện các hành động đơn phương làm thay đổi thực trạng một cách lâu dài.
"Thời điểm để cống hiến trí tuệ của chúng ta nhằm khôi phục hòa bình trên biển là lúc này.
"Điều mà cả thế giới đang nóng lòng chờ đợi là biển và trời của chúng ta được quán xuyến bằng luật, luật lệ và qui trình giải quyết tranh chấp sẵn có.
"Điều chúng ta ít mong đợi nhất là sợ rằng luật pháp bị thay thế bằng các mối đe dọa, sự hăm dọa chen chân vào luật lệ"
Shinzo Abe, Thủ tướng Nhật Bản
"Điều chúng ta ít mong đợi nhất là sợ rằng luật pháp bị thay thế bằng các mối đe dọa, sự hăm dọa chen chân vào luật lệ và rằng các tình huống bất ngờ sẽ xảy vào thời điểm và địa điểm bất định.
"Tôi hy vọng mạnh mẽ rằng một bộ quy tắc ứng xử (COC) thật sự có hiệu quả có thể được thiết lập trên Biển Đông giữa ASEAN với Trung Quốc, và điều này có thể nhanh chóng đạt tới", ông Abe phát biểu.
Jonathan Marcus, phóng viên ngoại giao BBC nhận định rằng ông Abe muốn tăng cường ủng hộ cho các nước đang có tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh.
"Ông Abe lên án những ai muốn “thay đổi hiện trạng” bằng cách áp đặt và đây là một đòn nữa giáng vào Trung Quốc.
"Ông Abe muốn thay đổi đồng thuận cho Nhật Bản thời hậu chiến nhằm tạo điều kiện để Tokyo có vai trò chủ động hơn trong phòng vệ tập thể. Không phải là ông Abe nói cái gì mà nói điều đó ở đâu.
"Không có tổ chức an ninh tập thể nào như Nato tại châu Á và vì vậy diễn đàn được biết tới với tên gọi Đối thoại Shangri-La trở thành “sự kiện” an ninh thường niên chính trong vùng.

"Đây là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo của Nhật đọc diễn văn của diễn giả chính tại đây, một chỉ dấu rõ ràng rằng ông Abe muốn Nhật đóng vai trò sâu rộng hơn nữa trong cuộc tranh luận an ninh có qui mô", phóng viên Marcus nhận định.
Đúng như cam kết với báo chí trước thềm Đối thoại Shangri La (Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị, đã công bố Học thuyết Abe (Abe Doctrine) trong đó có những tuyên bố cứng rắn về an ninh khu vực, đặc biệt là vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN. Abe Doctrine được coi là Tuyên ngôn của Nhật Bản đối với vấn đề an ninh quốc tế trong bối cảnh Trung Quốc liên tục có những hành động đơn phương mang tính khiêu khích nhằm áp đặt chủ quyền của mình đối với khu vực biển Đông – những hành động thậm chí còn đang bị nghi ngờ là nhằm tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực với mục tiêu ám muội. 
Từ ám chỉ “mối đe dọa từ Trung Quốc”….
Tuy không nêu đích danh, nhưng những gì ông Abe thể hiện trong Học thuyết Abe (Abe Doctrine) và bài phát biểu tại Shangrila cho thấy sự cảnh giác cao độ và mối lo ngại sâu sắc về những hành động gây hấn gần đây của Trung Quốc và sự ủng hộ mạnh mẽ đối với các nước ASEAN. 
Sau khi nhấn mạnh: “Lặp đi lặp lại những việc đã rồi, dùng sức mạnh để biến đổi hiện trạng theo hướng có lợi cho mình là hành vi đáng lên án”, Thủ tướng Abe chính thức tuyên bố: “Nhật Bản không ngần ngại và luôn sẵn sàng hỗ trợ, viện trợ các nước ASEAN bao gồm Việt Nam và Philipin trong những nỗ lực nhằm bảo đảm an toàn và tự do hàng hải, hàng không”. 
Theo giới phân tích, lời tuyên bố này của lãnh đạo một nước vốn theo đường lối ôn hòa như Nhật Bản có thể được coi là “lời tuyên chiến đối với những hành động chính trị, ngoại giao cường quyền”. 
Bởi, đây mới là lần đầu tiên Thủ tướng Nhật Bản tham dự Đối thoại Shangri La và ngay trong lần đầu tiên này đã thể hiện thái độ không khoan nhượng đối với “chính sách nước lớn”. Ông Abe còn chỉ ra: “Hiện nay, nhiều của cải, vật chất, tiền bạc, trí tuệ tại khu vực châu Á được dùng để mua bán vũ khí, tăng cường quân bị. Mối đe dọa từ vũ khí giết người hàng loạt và việc sử dụng vũ lực nhằm thay đổi nguyên trạng vẫn đang tồn tại” và lên án: “Chính những hành động này và những nước có hành động này đang gây bất ổn cho khu vực và toàn thế giới”. 
… đến chỉ đích danh trong vấn đề Biển Đông…
Liên quan đến tình hình căng thẳng leo thang tại khu vực biển Đông do những hành động sai trái mang tính khiêu khích bạo lực và vô nhân đạo của Trung Quốc, Thủ tướng Abe không ngần ngại chỉ trích: “Việc Trung Quốc sử dụng vũ lực và đe dọa trong những tranh chấp chủ quyền là hành động không thể biện hộ. Không thể dựa vào bạo lực vào áp bức mà phải dùng những biện pháp hòa bình để giải quyết xung đột”. Ông Abe cũng thẳng thắn yêu cầu Trung Quốc phải giải quyết vấn đề theo luật pháp quốc tế và đề nghị: “ASEAN và Trung Quốc cần soạn thảo và ký kết Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) càng sớm càng tốt”. 
Cũng trong phát biểu này, ông Abe còn đưa ra hai đề nghị được đa số các nước ủng hộ nhưng lại nhận được sự không mấy mặn mà từ phía Trung Quốc. 
Một là, để tránh những sự cố ngoài ý muốn giữa Nhật Bản và Trung Quốc, hai bên cần tiến hành bàn bạc về việc thiết lập một cơ chế liên lạc hàng hải và hàng không. Hai là, ASEAN, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc… cần nâng cao vai trò, quyền hạn của cơ chế Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS), hạn chế tăng cường quân bị, công khai ngân sách quân sự. Đối với những đề nghị này, không cần bình luận thêm cũng có thể thấy rõ Trung Quốc là nước đầu tiên bị …”dị ứng” 
… và trọng lượng của ngôn từ
Ông Abe đã thể hiện rằng mình không chỉ nói suông. Để tăng sức nặng của ngôn từ, ông nhấn mạnh: “Trong bối cảnh hiện nay, không một nước nào có thể đơn độc mà gìn giữ được hòa bình. Nhật Bản cũng không là ngoại lệ”. Đây được coi là sự dẫn giải cho những nỗ lực hiện nay của Nhật Bản trong việc sửa đổi Điều 9 Hiến pháp của nước này theo hướng “cho phép quyền tự vệ tập thể” hay nói cách khác là quyền được tham gia chiến tranh mà bước đầu tiên đã được tiến hành từ tháng 1 năm 2007 khi nước này nâng cấp Cục Phòng vệ thành Bộ Phòng vệ. 
Nếu việc sửa đổi thành công, Nhật Bản sẽ có quyền được tham gia các hoạt động quân sự quốc tế như hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (PKO), hay thậm chí giúp đỡ về sức mạnh quân sự cho các nước đồng minh trong những trường hợp cần thiết. Theo giới phân tích, điều này sẽ thay đổi đáng kể cán cân quân sự trong khu vực và tạo một đối trọng đối với Trung Quốc – nước đang liên tục tăng ngân sách quân sự ở mức hai con số trong nhiều năm qua. 
Chưa biết trong tương lai Thủ tướng Abe và chính phủ của ông sẽ thực hiện những tuyên bố này đến đâu, nhưng ít nhất đến thời điểm hiện tại những tuyên bố này cũng tạo ra những hiệu ứng tích cực nhất định và trở thành một trong những điểm tựa tại Đối thoại Shangrila. Đặc biệt Abe Doctrine còn được đánh giá là “dây cương cho cỗ xe ngựa đang hùng hổ xông tới từ phương bắc”.
Những nội dung chính của Học thuyết Abe (ABE DOCTRINE)
Abe Doctrine là Nguyên tắc gồm 5 điểm liên quan tới việc tăng cường quan hệ ngoại giao, an ninh quốc phòng giữa Nhật Bản và các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đong Nam Á (ASEAN) được Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra vào tháng 1 năm 2013 nhân chuyến thăm Indonesia. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Thủ tướng Abe công bố Abe Doctrine tại một diễn đàn quốc tế lớn. Abe Doctrine bao gồm những điểm chính sau:
1- Nỗ lực cùng ASEAN bảo vệ, phát huy những giá trị chung như tự do, dân chủ, quyền con người cơ bản...
2- Nhật Bản cùng các nước ASEAN hợp tác bảo vệ biển và tài nguyên biển, không cho phép sử dụng vũ lực để thay đổi hiện trạng mà phải dựa vào luật pháp để quản lý, bảo vệ. Hoan nghênh chính sách “coi trọng châu Á” của Mỹ
3-Thông qua nhiều kênh hợp tác kinh tế để thúc đẩy hơn đầu tư, thương mại hướng tới sự thịnh vượng chung
4- Chung sức gìn giữ nền văn hóa truyền thống đa dạng của châu Á
5- Tăng cường giao lưu thế hệ trẻ, hướng tới tương lai, làm sâu sắc thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc 

Chiều 30/5, tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, gặp song phương với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Jonathan Coleman và Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Heng đều bày tỏ sự quan tâm về những diễn biến nguy hiểm hiện nay tại Biển Đông, đang đe dọa hòa bình và an ninh khu vực.
thứ trưởng, quốc phòng, Nguyễn Chí Vịnh, Shangri-La, giàn khoan, chủ quyền, Biển Đông, Hải Dương 981
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh gặp song phương Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội TQ Vương Quán Trung. Ảnh: TTXVN
Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định, Việt Nam hết sức kiềm chế và quyết tâm bảo vệ chủ quyền bằng các biện pháp hòa bình.
Trong cuộc gặp Thứ trưởng Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov cho biết, Nga luôn tin tưởng và coi trọng quan hệ với Việt Nam. Nga cũng theo dõi rất sát sao tình hình khu vực nên nắm rõ vấn đề đang diễn ra trên Biển Đông.

“Vì vậy, chúng tôi ủng hộ các nỗ lực của Việt Nam giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình. Chúng tôi phản đối những hành động có thể gây mất ổn định trong khu vực,” ông Anatôly Antonov nói.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định, Việt Nam luôn coi Nga là người bạn tin cậy, đồng thời bày tỏ mong muốn Nga cùng cộng đồng quốc tế tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông.

Tại cuộc gặp Trung tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân TQ, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói: “Chúng tôi nghĩ rằng không có gì không giải quyết được, miễn là hai nước cùng thực tâm cố gắng xử lý những vấn đề còn tồn tại bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.”

Thứ trưởng nêu rõ quan điểm của Việt Nam về việc TQ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Ông khẳng định, Việt Nam không thể chấp nhận hành động của TQ và kiên quyết bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói rõ với Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân TQ: “Việt Nam không bao giờ muốn gây căng thẳng, phức tạp trong quan hệ với TQ. Việt Nam không bao giờ tranh hơn thua với TQ. Việt Nam cũng không bao giờ đi với ai để chống TQ. Việt Nam chỉ mong muốn hòa bình, giữ vững độc lập, tự chủ và toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ. Chúng tôi kiên trì và kiên quyết đấu tranh khi lợi ích và các giá trị cơ bản nêu trên của đất nước bị đe dọa”.
Theo TTXVN/Vietnam+

Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ, ngày 30.5 cho biết Mỹ sẽ phản ứng lại những chiến thuật hung hăng của Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn đài NHK khi tham dự diễn đàn Đối thoại Shangri-La tại Singapore ngày 30.5, ông Dempsey cho biết khu vực châu Á-Thái Bình Dương trở nên bất ổn bởi vì những hành động khiêu khích và đe dọa của Trung Quốc, theo tờ Wall Street Journal (Mỹ).
Ông Dempsey cho biết Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự để đe dọa và gây sức ảnh hưởng trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, thay vì dùng biện pháp ngoại giao.
Tướng Dempsey khẳng định Mỹ không đứng về phe nào trong tranh chấp lãnh thổ, nhưng Washington sẽ phản ứng lại những chiến thuật ngày càng hung hăng của Trung Quốc.
Ngày càng nhiều quốc gia châu Á lên án hành động hung hăng của Trung Quốc nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý của nước này ở biển Đông và biển Hoa Đông, theo The Wall Street Journal.
Những hành động này bao gồm việc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển của Việt Nam và tàu Trung Quốc còn hung hăng đâm húc, bắn vòi rồng vào tàu của lực lượng chấp pháp Việt Nam tại khu vực giàn khoan.
Nhưng Bắc Kinh lại ngang ngược nói động thái này là một trong những hoạt động bình thường trong vùng lãnh thổ của Trung Quốc.
Trang tin chuyên về Trung Quốc China Topix của Mỹ dẫn lời các nguồn tin chính phủ Philippines cho hay Mỹ đang trong tiến trình xây dựng một khối đồng minh an ninh mới ở châu Á-Thái Bình Dương để đáp trả lại những hành động hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông.
Khối đồng minh an ninh mới sẽ bao gồm Philippines, Việt Nam, Úc và Nhật Bản. Washington còn muốn Singapore và Thái Lan gia nhập khối đồng minh mới này.

Thursday, May 29, 2014

Tin thứ Năm, 29-05-2014

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Truyền thông TQ cảnh báo Việt Nam (BBC). Báo Tin tức Bắc Kinh: “Tàu Việt Nam đã bị lật sau khi cố đâm vào giàn khoan dầu của chúng ta. Những người trên thuyền đã được cứu và Trung Quốc cảnh báo Việt Nam phải dừng gây rối”. – Trung Quốc vu cáo tàu cá Việt Nam quấy rối (VNE).
Mỹ, Nhật lên tiếng sau vụ đâm tàu (BBC). – Trung Quốc chỉ trích Nhật Bản lên án vụ đâm chìm tàu Việt Nam (RFI). – Vì sao Trung Quốc lo lắng khi Nhật sát cánh cùng Việt Nam, Philippines tại biển Đông? (TN). – Nghị sỹ Mỹ: vụ đâm tàu VN của TQ không thể chấp nhận được (RFA). – TNS Mỹ bất bình trước hành động khiêu khích của Trung Quốc (TT). – Thượng nghị sỹ Mỹ sẽ lên tiếng về Biển Đông tại Hội nghị Shangri-La(TN).- Báo Đức tố cáo tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam (TN). – Đài CNN: Vũ điệu nguy hiểm trên biển Đông (NLĐ). – Phóng viên quốc tế lên án hành động ngang ngược của Trung Quốc (ĐS&PL).
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc ngưng ‘hành động vô nhân đạo’ (VOA). – Sao lại kêu gọi kẻ cướp nhân đạo? (Tễu/ Ba Sàm). “Phải kiện TQ ra Tòa án quốc tế! Nhà nước và ngư dân đều có thể đứng đơn kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế vì những hành vi xâm phạm chủ quyền, sử dụng vũ lực làm hư hỏng tàu thuyền, gây thương vong cho ngư dân và các lực lượng chấp pháp VN“.
VN kêu gọi quốc tế phản đối TQ (BBC). – Sức mạnh chính nghĩa (NLĐ). – Đối đầu với Trung Quốc, Việt Nam không thể dựa vào ASEAN (RFI). “… Việt Nam đã cố vận động để các lãnh đạo Đông Nam Á đưa ra một thông cáo mạnh mẽ về vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo. Thế nhưng cuối cùng, ASEAN chỉ đưa ra được một thông cáo chung chung, bày tỏ mối quan ngại về diễn biến tình hình trên Biển Đông, kêu gọi các bên tự kềm chế, không đe dọa hoặc dùng vũ lực và nên giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình. Bản thông cáo thậm chí không nêu tên quốc gia nào, kể cả Trung Quốc“. Quanh đi quẩn lại, ai là bạn ta?
Ủy ban Quốc phòng An ninh: Sẽ kiện nếu Trung Quốc không thay đổi (VNE). Vì sao VN vẫn trì hoãn kiện TQ? (BBC/ Ba Sàm). “Việt Nam vẫn ‘chần chừ’ chưa kiện Trung Quốc ra các cơ quan tài phán quốc tế về vụ giàn khoan Hải Dương 981 cũng như vụ Hoàng Sa bị ‘cưỡng chiếm’ là do lãnh đạo còn ‘e ngại’ động chạm tới ‘quan hệ hữu nghị với Trung Quốc’ và thiếu một sự thống nhất ‘quyết tâm’ trong nội bộ lãnh đạo từ Đảng tới Quốc hội“. – Kiện Bắc Kinh : Thế ứng xử mới của Việt Nam trước Trung Quốc (RFI). – TS Nguyễn Vân Nam, Sài Gòn: Dùng công pháp quốc tế phá mưu TQ (BBC).
Luật gia Thụy Sĩ phân tích hành vi của Trung Quốc (Tin Tức). “Tôi hoàn toàn hiểu rằng tình hình ở Biển Đông sẽ trở nên nguy hiểm đối với các quốc gia trong khu vực, bao gồm cả Trung Quốc, cho dù nước này giỏi tính toán trong các nước cờ chiến lược. Tôi hy vọng rằng cuối cùng Trung Quốc sẽ hiểu và chấp nhận đưa lên Tòa án công lý quốc tế vì đó là cách hành xử văn minh trong các tranh chấp và đây cũng là điều mà cộng đồng quốc tế cũng như những người dân Trung Quốc mong muốn“. – Phía sau những tranh cãi về lãnh thổ của Trung Quốc là gì? (GPS/ Huỳnh Ngọc Chênh).
- Phạm Chí Dũng: VN cần ‘bà con xa’ hay ‘láng giềng gần’? (BBC). “Chính sai lầm mang tính hệ thống trên đang và sẽ dồn đẩy giới cầm quyền Việt Nam vào ngõ cụt: Làm thế nào để nếu chiến tranh Trung – Việt nổ ra, mà tương lai này trở nên khá dễ đoán trong 2-3 năm tới, chính quyền Việt Nam có thể ít nhất huy động được dân chúng xuống đường biểu thị “chính nghĩa”, trước khi nói đến một cuộc tổng động viên nào đó, mà không bị người dân quay lưng bởi quá khứ trấn áp biểu tình không khoan nhượng?” – Láng giềng ‘hay chơi xấu’ (BBC).
Tổng Bí thư đang làm gì? (pro&contra/ Ba Sàm). “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cởi truồng! 16 chữ vàng vớ vẩn không che đậy được hình ảnh ông Trọng và bè đảng đang tồng ngồng khấu đầu ô nhục. Thực ra, Tổng Bí thư truồng cũng lâu rồi, nhưng chỉ một số người thấy, đại chúng chưa thấy… Cả nước thấy rồi, này ông Trọng, ông còn ngồi đó làm gì? Ông từ chức đi! “. – Có 14.479 sinh viên trở thành đảng viên giai đoạn 1998 – 2013(CAND). Đây, có ngay một lực lượng hùng hậu, giữ vai trò tiên phong, phất cao ngọn cờ lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống giặc TQ, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, Tổng Bí thư còn chần chờ gì nữa mà không dám mở miệng?
- Hồ Trung Tú: Thủ tướng có muốn ghi danh vào lịch sử ? (Quê Choa). “Vững tin lên các bác. chưa bao giờ ghi danh vào lịch sử dễ như lúc này.Và nhân dân cũng luôn giàu lòng biết ơn, họ sẵn sàng tạc tượng lập đền thờ những ai đem lại điều tốt đẹp cho dân cho nước“. Có người ghi danh vào lịch sử đây: Ông Duyệt, ông không sợ dái ông bị hoạn hay sao? (BĐX). – Rồi quan thầy mày cũng sẽ xử mày, Trần Nhật Quang (BĐX). “Tội ca ngợi quân xâm lược, chống lại lòng yêu nước của nhân dân, báng bổ anh linh người đã khuất quan thày nó có thể tha, nhưng tội bịa đặt vu khống, nói xấu đảng và nhà nước, tội làm lộ bí mật quốc gia thì quan thầy chúng không thể tha cho hắn đâu“.
DẤU LẶNG (Nguyễn Quang Vinh). “Đây cũng là cơ hội để chúng ta thoát Trung. Đây cũng là cơ hội để chúng ta thay đổi toàn diện về chủ trương và chính sách đối với Quốc gia Trung Quốc vốn luôn tiềm ẩn sự phản trắc và thủ đoạn. Đây cũng là cơ hội để ‘vệ sinh môi trường’ não bộ của nhiều người vốn vẫn hy vọng vào Trung Quốc…
Kissinger và Hoàng Sa (FB Osin Huyduc). “Sau năm 1979 khi Trung Quốc đánh Việt Nam, có giai thoại: Năm 1973, Kissinger đến Việt Nam, nói với Lê Đức Thọ rằng, mối đe dọa của Việt Nam từ nay không phải là người Mỹ mà là phương Bắc“.
- “Tôi nghĩ Việt Nam là thuộc địa của Trung Quốc” (THĐP). “Đừng nói nước ta có quá nhiều thế lực thù địch. Đừng nói chúng ta phải chịu nhiều mất mát do chiến tranh. Đừng nói chúng ta gặp phải quá nhiều thiên tai bão lũ. Nếu đã yếu, đã nghèo, ắt phải học khiêm tốn. Hào quang lịch sử, vinh quang quá khứ, dân tộc anh hùng, hai nghìn năm văn hóa sẽ chỉ là thứ huy hoàng cũ kỹ treo trên tường một căn nhà đã dột nát“.
- Viết trong nước mắt – vợ tù nhân lương tâm Ngô Hào (DLB). “Gần cuối cuộc gặp, chồng tôi bật khóc. Đó là điều ngoài sức chịu đựng của một người vợ như tôi và của những đứa con tôi. Ông nói trong nước mắt: ‘Nhắm mắt vào là anh hình dung ra K3, nơi chôn cất các tù nhân bị bỏ mạng’. Và ông cho biết đã nhiều lần ông tính chuyện tự tử. Tim tôi đau thắt. Một cảm giác đau đớn, hoảng sợ bao trùm lên trí não tôi. Họ đã làm gì để một người không dễ bị khuất phục như chồng tôi phải rơi nước mắt và không giấu nổi sự hoảng loạn như thế?
KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
Bài thơ đánh mất (Da Màu). – Bóng Hoa
Chúa Jesus nói tiếng gì? (BBC). “Câu trả lời: – Aramaic có thể là ngôn ngữ mẹ đẻ của Chúa Jesus. – Tiếng Hebrew được dùng trong các câu hỏi học thuật. – Chúa có thể biết một chút tiếng Hy Lạp, nhưng có lẽ không thông thạo lắm“.
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Dạy chữ cho con (THĐP).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ
* RFI: 28-05-2014