Saturday, April 13, 2013

Ja Hatai: Lễ hội Tháp Bà của tỉnh Khánh Hòa có phải là lễ tục của dân tộc Chăm hôm nay?


Ai cũng thừa biết dân tộc Chăm là một vương quốc cổ xưa, có bề dày lịch sử và văn hóa từ lâu đời. Thế nhưng do qua trình Nam tiến mở rộng lãnh thổ, xâm chiếm đất đai của người Kinh đã biến dân tộc Chăm là một dân tộc vong quốc, văn hóa bị đảo lộn mà người Chăm có câu “ bilaok li-u iku bimong, jak gep tapong lac ilimo/ sọ dừa vứt sau lưng tháp cứ lầm tưởng mà gọi đó là di sản tổ tiên”, trong câu nói đó mang nhiều ẩn nghĩa. Người Chăm là một thành phần dân tộc trong 54 dân tộc anh em ở Việt Nam. Tiếc rằng, văn hóa Chăm ngày hôm nay đã bị đảo lộn một cách trầm trọng, mà trong đó Lễ hội tháp Bà ở Tp. Nha Trang là một ví dụ điển hình.
Dân tộc Chăm vốn có nhiều lễ tục, mỗi lễ tục nhất định phải có một chức sắc ( hoặc chức sắc đồng hành làm lễ) hành lễ. Như trong lễ hội Katé phải có mặt của Po Adhia, ong Camanei, ong Kadhar.., lễ Rija Nagar phải có ông Maduen, ông Ka-ing, …vân vân.
Lễ hội tháp Bà của người Kinh diễn ra vào tháng 4 dương lịch, trong dịp này nó trùng với thời gian lễ hội Rija Nagar trong các khu vực làng Chăm sinh sống, với người Chăm lễ hội Rija Nagar được diễn ra vào đầu tháng một Chăm lịch, với mục đích tẩy uế những gì không may mắn của năm cũ, cầu xin cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống ấm no và hạnh phúc của dân tộc và cộng đồng. Các thôn làng Chăm tổ chức diễn ra cùng ngày ( ngap Rija Nagar) đó là ngày thứ 5 và thứ 6 và người Chăm có câu “ tamâ manuk tabiak pabaiy” tùy thuộc vào từng làng mà lễ tục có quy mô tổ chức khác nhau, nhưng về tục thì không có gì khác.
Trong một tháng đầu năm của người Chăm, các gia đình thường có tục “ ew tanâh” cúng đất, “ ew manuk akaok thun” cúng gà đầu năm cho các thành viên trong gia đình. Người Kinh sống cạnh các thôn làng Chăm cũng mời thầy bà người Chăm để cúng đất “ ew tanâh” cho họ, nó mang một ý nghĩa tâm linh nhất định, vì họ tin rằng đây không phải là đất của tổ tiên họ. Khi người Chăm cúng ở các “ danaok” đền thì người Kinh sống tại làng Chăm cũng đem lễ vật đến cầu xin phúc lộc cho gia đình.
Vậy lễ hội Tháp Bà của người Kinh hôm nay có liên quan gì đến các lễ tục của Chăm không?
Nếu nói lễ tục trên các Tháp Chăm hôm nay của người Chăm, nó mang màu sắc tôn giáo đó là Bàlamôn giáo và người đứng đầu hành lễ phải là Po Adhia vị cả sư đứng đầu về mặt tôn giáo Chăm Ahier, nhưng trong lễ hội của người Kinh tại Nha Trang thì không, đối với người Chăm khi cúng trên tháp thì tất cả vị thần điều được tôn vinh và biết ơn. Lễ hội của người Kinh tại Tháp Bà có như vậy không?
Nói về niềm tin, con người chúng ta có quyền tin bất cứ các vị thần nào, nhưng tin phải có cơ sở văn hóa. Việc người Kinh tin vào các vị thần Champa nhưng vô tình họ đã phá vở hệ thống văn hóa Champa để chúng ta nhầm tưởng đó là lễ tục của dân tộc Chăm là một vấn đề cần cảnh báo. Lễ hội tại tháp Bà của người kinh, nó không biểu hiện rõ ràng cho một tôn giáo nào, điều đó đã phá vỡ hệ thống văn hóa lễ nghi, làm lai căng, biến dạng văn hóa mà hôm nay Đảng và Nhà nước đang “ bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”.
den5
Dâng hương không liên hệ gì đến văn hóa tín ngưỡng người Chăm.
             Lễ hội tại Tháp Bà của người Kinh tỉnh Khánh Hòa hôm nay được nhà nước công nhận là lễ hội cấp quốc gia, các nhạc công, ca vũ Chăm được mời đến để trình diễn, hay mời một số đại biểu nào đó…Không liên quan gì đến các lễ tục do chính cộng đồng Chăm hôm nay như chúng ta lầm tưởng.

No comments:

Post a Comment